Tách sổ đỏ khi bố mẹ mất như thế nào

18/08/2023 | 09:05 497 lượt xem Thủy Thanh

Câu hỏi: Chào luật sư, bố mẹ tôi vừa mới mất do tai nạn cách đây không lâu, do bố mẹ tôi mất đột ngột nên không kịp để lại di chúc là chia di sản như thế nào, gia đình tôi thì có 2 chị em tôi. Trong số các tài sản của bố mẹ thì có 1 mảnh đất ở rộng hơn 300 mét vuông, sau khi thảo luận thì 2 chị em tôi quyết định tách thửa phần đất ngày thành 2 phần mỗi chị em một phần. Luật sư cho tôi hỏi là “Tách sổ đỏ khi bố mẹ mất” có được hay không ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Tách thửa đất là một trong những thủ tục hành chính có liên quan đến việc biến động đất đai nên yêu cầu phải tuân thủ theo các quy định cụ thể của pháp luật. sau đây mời các bạn hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về việc tách sổ đỏ cho đất là di sản thừa kế qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Quy định về di sản thừa kế là đất đai

Di sản thừa kế của người chết có thể bao gồm rất nhiều loại tài sản khác nhau như là động sản, bất động sản, tiền, giấy tờ có giá…. trong đó quyền sử dụng đất là một loại tài sản khá phổ biến. Với đặc điểm riêng biệt của loại tài sản là đất đai thì pháp luật hiện hành đã đưa ra các quy định cụ thể về đối tượng này trong luật đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan.

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”

Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định:

– Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.

– Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

Tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế theo quy định của Hiến pháp đều là di sản. Di sản thừa kế bao gồm: Tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyền về tài sản do người chết để lại.

Quyền thừa kế quyền sử dụng đất là quyền của cá nhân, thành viên hộ gia đình được để thừa kế quyền sử dụng đất của mình cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Khi cha mẹ mất và để lại di sản là đất đai thì sẽ có hai trường hợp xảy ra:

  • Có di chúc thì tài sản sẽ được chia theo ý chí nguyện vọng của người để lại di chúc;
  • Không có di chúc thì di sản sẽ được chia cho những hàng thừa kế theo quy định của pháp luật.

Trường hợp có di chúc thì di sản được chia theo thì di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế. Di sản chia theo nguyện vọng của cha mẹ để lại. Trường hợp những người như con chưa thành niên, con thành niên nhưng không có khả năng lao động, cha, mẹ không được chia di sản theo di chúc thì họ vẫn được hưởng di chúc theo quy định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015

Thừa kế theo pháp luật trong trường hợp di sản cha mẹ để lại mà không có di chúc sẽ được chia cho các hàng thừa kế quy định tại Điều 651 BLDS 2015:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Những người có quyền được hưởng di sản thừa kế có thể yêu cầu những thành viên khác thỏa thuận để chia di sản thừa kế hoặc nhờ tòa án chia di sản theo quy định của pháp luật.

Thời hiệu chia di sản đối với bất động sản là 30 năm kể từ ngày mở thừa kế theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015.

Tách sổ đỏ khi bố mẹ mất được không?

Khi di sản thừa kế là quyền sử dụng đất của một mảnh đất nhưng từ một mảnh đất đó phải chia ra thành nhiều phần di sản thừa kế khác nhau cho những người đồng thừa kế thì việc tách mảnh đất đó ra thành nhiều phần khác nhau là điều thường gặp. Việc tách thửa đối với phần đất mà mình được hưởng thừa kế là đang thực hiện quyền của người thừa kế đối với mảnh đất đó.

Để được tách thửa thì mảnh đất có quyền sở hữu hợp pháp phải thỏa mãn điều kiện diện tích tối thiểu để được tách thửa theo quy định của từng địa phương để đảm bảo quy định, quy hoạch chung đối với quỹ đất của từng địa phương. Tuy nhiên cần phải lưu ý những quy định tại Điều 143, 144 Luật đất đai 2013:

  • Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
  • Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại

Khi tách sổ thì đất được tách ra cần phải thỏa mãn điều kiện về diện tích tối thiểu. Diện tích tối thiểu để tách sổ ở mỗi địa phương sẽ khác nhau, được quy định của UBND về hạn mức giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Tách sổ đỏ khi bố mẹ mất

Thủ tục tách thửa đất thừa kế

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì sau khi người thừa kế nhận được di sản thừa kế hợp pháp thì có quyền đối với phần tài sản đó, trong đó có cả quyền sử dụng đất. Đối với di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế sẽ có các quyền sử dụng, định đoạt phần đất đó, vậy nên khi người nhận thừa kế muốn thực hiện tách thửa đất thừa kế thì sẽ được pháp luật cho phép.

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Khi đang làm thủ tục tách thửa đất thừa kế bạn sẽ phải chuẩn bị hồ sơ để được cấp sổ đỏ cho diện tích đất phục vụ nhu cầu cần sử dụng cho mục đích của mình một cách nhanh nhất có thể.

Hồ sơ tách thửa đất thừa kế bao gồm:

  • Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
  • Bản gốc và 02 bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp;
  • Bản chính tờ khai lệ phí trước bạ (tùy từng trường hợp);
  • Đơn xin đăng ký biến động;
  • 02 Hồ sơ kỹ thuật thửa đất thể hiện vị trí, kích thước, diện tích phần đất được phân chia (bản chính);
  • Văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc Văn bản phân chia di sản thừa kế có xác nhận của Công chứng;
  • Di chúc hoặc Bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc phân chia di sản thừa kế;
  • Bản sao chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của tất cả những người thừa kế hợp pháp hoặc theo di chúc;
  • Bản sao Sổ hộ khẩu của những người nêu trên;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn/Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của những người thừa kế;
  • Bảo sao Giấy chứng tử của người mất và giấy tờ chứng minh mối quan hệ thừa kế (thường là giấy khai sinh;…).

Sau khi hoàn thiện đầy đủ, bạn sẽ đem hồ sơ nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

  • Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
  • Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
  • Sau khi hoàn tất đo đạc địa chính và có kết quả sẽ tiến hành lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp;
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
  • Trong trường hợp mảnh đất đang rất được xin tách thửa do chuyển quyền sử dụng hoặc do giải quyết tranh chấp : đấu giá, khiếu nại, tố cáo… (thường gọi là chuyển quyền) thì văn phòng đăng ký đất đai phải làm các thủ tục: Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất nông nghiệp tiếp sau đó làm đầy đủ thủ tục đăng ký biến động theo quy định đối với phần diện tích chuyển quyền.

Bước 3: Trả kết quả

Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho hộ gia đình cá nhân nộp hồ sơ tại cơ quan cấp xã.

Theo quy định thời gian thực hiện thủ tục tách thửa đất thừa kế là:

  • Thời gian đo vẽ, làm hồ sơ kỹ thuật thửa đất: 1 đến 2 ngày;
  • Thời gian xin công văn tách thửa: khoảng 7 ngày làm việc;
  • Thời gian niêm yết tại xã, phường: 15 ngày, kể từ ngày niêm yết;
  • Thời gian cấp sổ đỏ mới cho mảnh đất được tách ra: khoảng 14 ngày làm việc.

Tuy nhiên, tùy từng trường hợp khác nhau, thời gian thực hiện thủ tục tách thửa đất thừa kế có thể mất nhiều thời gian hơn.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Tách sổ đỏ khi bố mẹ mất“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu dùng đến dịch vụ chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp thì có thể hạn chế việc phân chia di sản thừa kế?

Căn cứ theo Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 661. Hạn chế phân chia di sản
Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.”

Cần phải làm gì trước khi tách thửa đất thừa kế?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Trước khi tách thửa đất thừa kế, người thừa kế cần phải thực hiện một số thủ tục liên quan đến di sản thừa kế.
Cụ thể, người được thừa kế cần phải thực hiện thủ tục phân chia di sản hoặc khai nhận di sản thừa kế theo điều 57 và 58 Luật Công chứng 2014 tại tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương. Trong đó:
Nếu những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. (Khoản 1 Điều 57 Luật Công chứng 2014)
Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản. (Khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng 2014).
Sau khi thực hiện xong thủ tục trên, người nhận di sản thừa kế phải tiến hành đăng ký biến động để sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.