Nhà dưới đường dây điện cao có được không?

29/08/2023 | 15:57 584 lượt xem Thủy Thanh

Với đặc điểm vị trí địa lý của nước ta thì không phải địa phương nào cũng xây dựng được các nhà máy thủy điện để cung cấp điện cho địa phương nên để đảm bảo cung ứng điện trên khắp cả nước thì hệ thống các đường dây điện đã được xây dựng khắp cả nước từ bắc vào Nam, trong đó phải kể đến đường dây điện cao thế. Khi xây dựng nhà ở dưới đường cao thế sẽ tiền ẩn nhiều nguy hiểm vậy nên “Nhà dưới đường dây điện cao thế” phải được xây dựng theo các tiêu chuẩn mà pháp luật đã đưa ra. Sau đây mời bạn hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Điện cao thế là gì?

Hiện nay không khó để bắt gặp các cột điện to với các đường dây điện cao thế tại nhiều địa, đây là một trong những đường truyền tải điện chủ yếu để truyền điện đi xa đang được nước ta sử dụng. Điện cao thế được sử dụng phổ biến trong việc cung cấp điện năng cho các trạm biến áp để chuyển sang dòng điện trung thế.

Dây điện cao thế là loại dây trần được lắp đặt cùng với cột điện bê tông ly tâm hoặc cột tháp bằng sắt rất cao. Đồng thời, dây cũng được kết nối với cột điện bằng các chuỗi sứ cách điện, đảm bảo đúng yêu cầu về an toàn.  Ngoài ra, điện cao thế cũng được ứng dụng trong ống phóng tia cathode, tia X…

Điện cao thế được biết đến là những nguồn điện có mức điện áp trên 35KV. Trong khi đó, ở Việt Nam đang sử dụng các mức điện áp chính là 110KV, 220KV, 500KV. 

– Điện cao thế có cấp điện áp 110kV-220kV-500kV (110.000V-220.000V-500.000V)

– Bị phóng điện khi vi phạm khoảng cách an toàn điện (người hoặc vật đến gần các dây điện và thiết bị điện: 110kV dưới 1,5m; 220 kV dưới 2,5m; 500 kV dưới 4,5m). Mạng lưới cột điện cao thế sử dụng dây trần, gắn trên cột qua các chuỗi sứ cách điện. Cột bê tông ly tâm, cột tháp sắt, một số nơi còn sử dụng cột gỗ thông, cột có chiều cao trên 18m:

Dễ nhận biết nhất đối với đường điện cao thế là quan sát chuỗi sứ, thông thường được nhận biết như sau:

  • Với điện áp 500kV khoảng 24 bát/ chuỗi;
  • Với điện áp 220kV từ (12-14) bát/ chuỗi;
  • Với điện áp 110kV từ (6-9) bát/ chuỗi;
  • Với điện áp 35kV từ (3 – 4) bát/ chuỗi, có thể dùng sứ đứng
  • Các cấp điện áp nhỏ hơn <35kV còn lại hầu như sử dụng sứ đứng.

Ở những loại dây điện thông thường đều sẽ được bọc kín bên ngoài thêm một lớp cách điện. Tuy nhiên, dây điện cao thế lại không có vỏ bọc bởi vì dòng điện này có khoảng cách phóng điện đủ lớn nên dây dẫn có vỏ bọc ngoài cũng không phát huy tác dụng.

Bên cạnh đó, quá trình lắp đặt đường dây điện loại cao thế thường đặt rất cao, không một ai được đến gần cột điện cao thế. Và không khí thì không dẫn điện trong điều kiện môi trường bình thường. Vì vậy dây điện cao thế dù không có vỏ bọc vẫn giúp cách điện với môi trường xung quanh.

Quan trọng hơn nữa là cường độ dòng điện của điện thế cao rất lớn. Vậy nên sẽ xảy ra hiện tượng vỏ bọc cách điện bị nóng chảy, không chịu được tác động của dòng điện cực lớn. Do đó, những đường điện cao thế sẽ ở trạng thái dây trần.

Nhà dưới đường dây điện cao thế được xây dựng như thế nào?

Việc xây dựng nhà dưới đường cao thế có rất nhiều nguy hiểm vậy nên người dân cần nắm được khoảng cách an toàn của loại điện này để đảm bảo an toàn cho con người và sinh vật xung quanh. Pháp luật nước ta đã có những quy định về các yêu cầu riêng để đảm bảo khoảng cách đối với các công trình được xây dựng dưới dòng điện cao thế.

Với mức điện áp cao từ 35KV trở lên, khi lắp đặt điện cao thế hay thiết kế các công trình xây dựng, bạn sẽ cần tuân thủ an toàn lưới điện cao thế. Việc tuân thủ đúng theo an toàn lưới điện đảm bảo ngăn chặn khả năng phóng điện của dây điện cao thế, không gây nguy hiểm cho con người.

Nhà dưới đường dây điện cao thế

Để đảm bảo an toàn đối với hộ dân sinh sống gần khu vực đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV, pháp luật quy định các điều kiện tồn tại nhà ở theo Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP như sau:

– Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy.

– Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận của đường dây.

– Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:

Điện ápĐến 35 kV110 kV220 kV
Khoảng cách3,0 m4,0 m6,0 m

– Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một (01) mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một (01) mét.

– Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.

Đối với nhà ở xây dựng gần các khu vực điện cao thế dưới 220 kV đặt yêu cầu về khoảng cách xây dựng. Tuy nhiên với khu vực điện áp 220 kV đến 500 kV, do tính nguy hiểm cao nên yêu cầu nghiêm ngặt hơn về kỹ thuật nối đất kết cấu kim loại của nhà ở, công trình trong và liền kề.

Đồng thời, tại Khoản 3 Điều 51 Luật Điện lực quy định:

“Điều 51. Bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

3.Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên, trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó”.

Như vậy, trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên sẽ không được phép xây dựng nhà ở.

Theo đó, nếu đáp ứng đủ các điều kiện về tiêu chuẩn xây dựng trên, chủ thể sẽ được phép xây dựng nhà ở trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.

Quy định về sử dụng đất cho các công trình điện lực

Hiện nay điện năng đã trở thành yếu tố thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống từ sản xuất đến sinh hoạt của người dân. Vậy nên để việc quản lý điện có hiệu quả và đảm bảo an toàn, trật tự xã hội, thì những quy chế định thể trong lĩnh vực điện lực đã được ra đời và vẫn đang cập nhật đổi mới sao cho phù hợp với xu thế, nhu cầu của người dân.

Theo Điều 12 Luật điện lực 2004 quy định về sử dụng đất cho các công trình điện lực như sau:

Điều 12. Sử dụng đất cho các công trình điện lực

1. Căn cứ quy hoạch phát triển điện lực và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí đủ quỹ đất cho xây dựng các công trình điện lực.

2. Chủ đầu tư khi lập dự án đầu tư công trình điện lực phải xác định rõ diện tích đất cần sử dụng và phương án đền bù, giải phóng mặt bằng.

3. Sau khi dự án đầu tư điện lực đã được phê duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất để chủ đầu tư thực hiện dự án.

4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư dự án điện lực lập và thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư; bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản; bảo vệ diện tích đất dành cho dự án và hành lang an toàn của công trình điện lực.

Căn cứ theo khoản 12 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định về thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ để xây dựng công trình điện lực như sau:

“Việc thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ đối với đất và tài sản gắn liền với đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp bị thiệt hại do phải giải tỏa được thực hiện theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.”.

Theo đó, người dân cần lưu ý một số quy định sau:

– Điều kiện được bồi thường về đất: Phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ hồng, Sổ đỏ) hoặc không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đủ điều kiện được cấp, trừ duy nhất 01 trường hợp.

– Hình thức bồi thường: Bồi thường bằng tiền, ngoài ra nếu thu hồi đất ở thì được bồi thường bằng đất hoặc nhà ở nếu không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi, trừ trường hợp muốn bồi thường bằng tiền.

– Mức bồi thường: Tính theo giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định hoặc theo thỏa thuận giữa người sử dụng đất và doanh nghiệp nếu công trình điện lực do tư nhân đầu tư và thực hiện (không phải do Nhà nước thu hồi đất).

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Nhà dưới đường dây điện cao thế“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn soạn thảo hợp đồng đặt cọc nhà đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Nên làm gì khi nhà ở dưới đường điện cao thế?

Theo báo cáo hàng năm, cả nước có đến hàng ngàn người bị bỏng điện cao thế, hàng trăm người tử vong và tàn phế do bỏng điện khi xây nhà dưới các đường điện cao thế. Các trường hợp bỏng điện cao thế này đều rất nặng, hay có cả các chấn thương kết hợp. Vì vậy những câu hỏi nên làm gì khi nhà ở dưới đường điện cao thế được nhiều người quan tâm và tìm hiểu.
Để hạn chế những rủi ro bị bỏng do dòng điện cao thế. Hãy lưu ý và tuyệt đối tuân thủ:
– Không xây dựng
– Trong khi xây dựng tránh để thanh thép dưới đường điện cao thế , chạm vào đường dây điện hoặc gần đường dây diện cao thế gây bởi chúng sẽ gây ra hiện tượng phóng điện.
– Không đặt dây phơi quần áo hay các cột ăng ten ti vi trên trần nhà, bởi chúng sẽ trở thành mối hiểm họa

Điện cao thế có hút người không?

Theo kỹ sư điện khẳng định, dòng điện thế cao thế không có khả năng hút người vào. Nếu có xảy ra thì có thể là do người đó đứng với khoảng cách quá gần dây điện cao thế nên bị ảnh hưởng bởi lực hút của từ trường.
Người bị hút sẽ có hiện tượng chân tay tê liệt, mất định hướng… dẫn đến tiếp xúc dây điện gây giật. Chính vì thế, người không có nhiệm vụ tuyệt đối không được lại gần khu vực có dòng điện cao thế, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Có nên mua đất dưới đường dây điện cao thế?

Ở nước ta hiện có nhiều các tuyến đường dây cao thế với độ dài khoảng trên 18 nghìn km. Bao gồm: 110kV, 220kV và 500kV… Các đường dây này đi qua các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Nam, Hà Tĩnh,…
Đặc biệt, tuyến đường điện cao thế 500kV Bắc – Nam đi qua khá nhiều khu dân cư đông đúc. Từ đây, nhiều người không khỏi lo lắng về nguồn điện từ trường từ cột điện có thể ảnh hưởng sức khỏe.
Tuy nhiên, hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định tác động của điện từ trường có thể gây nên các bệnh thần kinh, ung thư,… như lời đồn. Song đường điện cao thế vẫn tác động đến đời sống của người dân một cách gián tiếp. Nếu không cẩn thận, không tuân thủ cảnh báo, cũng có thể gây ra tai nạn, đi lại bất tiện…
Do đó, ưu tiên không nên chọn mua nhà gần đường điện cao thế. Việc này để đảm bảo sức khỏe và sinh hoạt cho cả gia đình.