Sổ hộ khẩu và sổ đỏ khác nhau như thế nào?

10/04/2023 | 15:27 30 lượt xem Trang Quỳnh

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ thể hiện quyền sở hữu nhà đất của người sở hữu, đây là một loại giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật khi cá nhân đáp ứng những yêu cầu nhất định. Bên cạnh đó, còn có sự tồn tại của sổ hộ khẩu, đây là hai loại giấy tờ quan trọng. Tuy nhiên không ít thắc mắc rằng về mối quan hệ giữa hai loại giấy tờ này như thế nào? Quyền của người có tên trong hộ khẩu khi mua bán nhà đất như thế nào? Để hiểu rõ về quy định pháp luật về vấn đề này, Tư vấn luật đất đai mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết “Sổ hộ khẩu và sổ đỏ khác nhau như thế nào?” dưới đây, hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Sổ hộ khẩu và sổ đỏ khác nhau như thế nào?

Sổ đỏ là tên thường gọi của chứng thư pháp lý mà Nhà nước cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu tài sản gắn liền với đất nhằm khẳng định sự công nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu hợp pháp của họ đối với diện tích đất, tài sản trên đất.

Sổ hộ khẩu là giấy tờ xác minh việc đăng ký thường trú của công dân theo quy định của pháp luật về cư trú. 

Căn cứ quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, trên trang bìa của giấy chứng nhận sẽ ghi thông tin của người được cấp sổ đỏ, giấy tờ chứng minh nhân thân và địa chỉ nơi cư trú theo sổ hộ khẩu.

Trong trường hợp người nhận chuyển quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất được đăng ký biến động và xác nhận tại phần IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận thì thông tin về tên, giấy tờ tùy thân và nơi đăng ký thường trú vẫn là các thông tin buộc phải có. 

Vậy nên, sổ hộ khẩu là tài liệu xác nhận nơi đăng ký thường trú của người được cấp giấy chứng nhận và là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi thông tin nơi cư trú của họ trên sổ đỏ.

Sổ đỏ và sổ hộ khẩu là hai loại giấy tờ mang ý nghĩa khác biệt được Nhà nước cấp cho người dân. Hiện nay, sổ hộ khẩu không được cấp mới mà người đăng ký cư trú được cấp văn bản xác nhận nơi cư trú và được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Chủ hộ khẩu có những quyền gì?

Theo quy định tại Điều 20 Luật Cư trú 2020, một người cùng ở tại chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột thì có thể nhập hộ khẩu cùng hộ gia đình đó. Tuy nhiên, phải có sự đồng ý của chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó.Ngoài trường hợp nêu trên, người dân có chỗ ở hợp pháp khi thuê, mượn, ở nhờ cũng có thể được nhập khẩu cùng hộ gia đình đó nếu được chủ hộ đồng ý.

Đối với việc tách hộ, một thành viên đã được nhập hộ khẩu nhưng có nhu cầu muốn tách hộ thì cũng phải được sự đồng ý của chủ hộ trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó (Điều 25).

Trong cả hai trường hợp nêu trên, sự đồng ý của chủ hộ phải được thể hiện bằng văn bản và đây được coi là một loại giấy tờ bắt buộc phải xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền khi làm thủ tục nhập/tách hộ khẩu.

Sổ hộ khẩu và sổ đỏ khác nhau như thế nào?

Ngoài ra, chủ hộ có quyền và nghĩa vụ thực hiện, tạo điều kiện, hướng dẫn thành viên hộ gia đình thực hiên quy định về đăng ký, quản lý cư trú và những nội dung khác theo quy định của Luật này; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú về việc trong hộ gia đình có thành viên thuộc trường hợp bị xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú.

Quyền của người có tên trong hộ khẩu khi mua bán nhà đất như thế nào?

Các trường hợpQuyền định đoạt khi mua bán, thế chấp quyền sử dụng đấtCăn cứ pháp lý
Đất cấp cho hộ gia đình sử dụng đất, đặc điểm như sau:
– Đất cấp cho hộ gia đình nên tại trang 1 của sổ sẽ ghi cấp cho hộ ông hoặc hộ bà;
– Các thành viên được công nhận quyền là các thành viên có tên trên sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp sổ đỏ;
– Các thành viên này cùng được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất;
Toàn bộ những người có tên trên sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp sổ đỏ là những người có quyền định đoạt mua bán, chuyển nhượng, thế chấp,… đối với nhà đấtĐiều 212, Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015
Đất không cấp cho hộ gia đìnhLúc này, người có quyền định đoạt mua bán, tặng cho, thế chấp… tài sản nhà đất là người có tên trên sổ đỏ (người được ghi tên tại trang 1 của sổ đỏ hoặc ghi tại trang 4 phần IV của sổ đỏ)Điều 188 Luật Đất đai 2013

Sang tên Sổ đỏ có cần sổ hộ khẩu không?

Sang tên là cách thường gọi của người dân dùng để chỉ quy trình, thủ tục chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (gọi tắt là nhà đất). Thủ tục sang tên được hiểu theo hai cách khác nhau:

Cách 1: Sang tên dùng để chỉ toàn bộ quy trình chuyển nhượng, tặng cho nhà đất (từ khi hai bên công chứng, chứng thực hợp đồng đến khi cơ quan đăng ký đất đai đăng ký vào sổ địa chính)

Cách 2: Sang tên dùng để chỉ thủ tục đăng ký biến động đất đai khi chuyển nhượng, tặng cho (giai đoạn sau khi công chứng hoặc chứng thực hợp đồng – giai đoạn này người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho hoặc người chuyển nhượng, tặng cho nếu các bên có thỏa thuận nộp hồ sơ đăng ký biến động cho cơ quan đăng ký đất đai để hoàn tất việc chuyển nhượng, tặng cho theo quy định).

Hồ sơ đăng ký biến động (đăng ký sang tên)

Khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng, tặng cho nhà đất gồm có:

– Đơn đăng theo Mẫu số 09/ĐK.

Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp phải thể hiện tổng diện tích nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho tại điểm 4 Mục I của Mẫu số 09/ĐK (Lý do biến động) như sau:

“Nhận… (ghi hình thức chuyển quyền sử dụng đất như nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho) …m2 đất (ghi diện tích đất nhận chuyển quyền); tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng do nhận chuyển quyền và đã đăng ký chuyển quyền từ ngày 01/7/2007 đến trước ngày 01/7/2014 là … m2 và từ ngày 01/7/2014 đến nay là… m2 (ghi cụ thể diện tích nhận chuyển quyền theo từng loại đất, từng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)”.

– Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho nhà đất đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

Ngoài ra, nếu người thực hiện thủ tục nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ cùng thời điểm nộp hồ sơ đăng ký biến động cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân khi nhận chuyển nhượng, tặng cho bất động sản theo Mẫu số 03/BĐS-TNCN.

– Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01.

– Các giấy tờ dùng để làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ (nếu có).

Như vậy, nếu đã công chứng hoặc chứng thực xong thì khi đăng ký sang tên sẽ không cần sổ hộ khẩu.

Hồ sơ yêu cầu công chứng, chứng thực

* Hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng

Theo Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng năm 2014, hồ sơ công chứng nhà đất gồm các giấy tờ sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu của tổ chức công chứng nên các bên đến trực tiếp rồi điền theo mẫu của họ).

– Dự thảo hợp đồng do các bên thỏa thuận (thông thường công chứng viên sẽ soạn theo mẫu của phòng/văn phòng công chứng và người yêu cầu công chứng sẽ trả thù lao soạn hợp đồng nên các bên không cần chuẩn bị hợp đồng trước).

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng (thực tế yêu cầu giấy tờ của các bên) như: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu.

– Bản sao Giấy chứng nhận (Sổ hồng, Sổ đỏ).

– Bản sao giấy tờ khác liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có, như:

+ Giấy tờ chứng minh tình trạng tài sản chung/riêng.

+ Bản sao giấy tờ về thẩm quyền đại diện/ủy quyền như hợp đồng ủy quyền.

+ Sổ hộ khẩu (vì quy định chỉ được công chứng tại tổ chức công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành nơi có nhà đất nên khi công chứng các bên thường yêu cầu có sổ hộ khẩu).

Lưu ý: Bản sao là bản chụp hoặc bản in hoặc bản đánh máy có nội dung chính xác, đầy đủ như bản chính và không phải chứng thực.

* Hồ sơ yêu cầu chứng thực hợp đồng

Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

– Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng nhà đất.

– Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (mang bản chính để đối chiếu).

– Bản sao Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) và phải mang bản chính để đối chiếu.

Tóm lại, hồ sơ yêu cầu công chứng hoặc chứng thực không có quy định bắt buộc phải có sổ hộ khẩu. Tuy nhiên trên thực tế nhiều UBND xã, phường, thị trấn hoặc phòng/văn phòng công chứng vẫn yêu cầu.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Sổ hộ khẩu và sổ đỏ khác nhau như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thủ tục chia đất thừa kế. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Những ai được đứng tên chủ hộ khẩu?

Theo Luật Cư trú 2020, chủ hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì chủ hộ là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp các thành viên hộ gia đình không đề cử được thì chủ hộ là thành viên hộ gia đình do Tòa án quyết định.
Trường hợp hộ gia đình chỉ có một người thì người đó là chủ hộ.

Thời gian để được cấp sổ đỏ là bao lâu?

Theo khoản 40, Điều 2, Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian cấp sổ đỏ được quy định như sau:
Thời gian giải quyết không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng sa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thời gian giải quyết không tính các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất…

Sổ hộ khẩu có giá trị pháp lý như thế nào?

Sổ hộ khẩu là công cụ để Nhà nước quản lý nơi cư trú của công dân.
Tại Điều 18 Luật cư trú 2006 quy định:
Công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú và được cấp sổ hộ khẩu.
Trong khi đó, Điều 24 làm rõ vai trò của Sổ hộ khẩu như sau: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Những người đăng ký tạm trú chỉ được cấp Sổ tạm trú thay vì Sổ hộ khẩu.