Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình chia thừa kế như thế nào?

25/10/2022 | 09:52 36 lượt xem Thủy Thanh

Theo quy định tại Luật đất đai 2013 thì Nhà nước sẽ có thẩm quyền sẽ cấp sổ đỏ hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, khi đó các thành viên trong hộ gia đình sẽ có chung quyền sử dụng đất đối với một mảnh đất nhất định. Vậy việc chia thừa kế đối với sổ đỏ ghi tên hộ gia đình được quy định ra sao?, “sổ đỏ ghi tên hộ gia đình chia thừa kế như thế nào” đang là vấn đề được nhiều người dân quan tâm. Để biết rõ hơn các quy định của pháp luật về việc chia thừa kế đối với sổ đỏ ghi hộ gia đình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Câu hỏi: Năm 1997 thì bố tôi được cấp sổ đỏ đối với mảnh đất đang sinh sống và canh tác. Sổ đỏ của mảnh đất này là có ghi tên hộ gia đình. Hiện nay bố tôi đã mất và anh em chúng tôi muốn chia thừa kế đối với mảnh đất này. Luật sư cho tôi hỏi là sổ đỏ ghi tên hộ gia đình chia thừa kế như thế nào ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình là gì?

Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”

Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình sử dụng đất nếu có đủ các điều kiện sau:

Điều kiện 1: Có quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống (cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại,…), quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi).

Điều kiện 2: Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất; cho thuê đất; công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất (thời điểm nhận chuyển nhượng; nhận tặng cho; nhận thừa kế,…).

Điều kiện 3: Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: Cùng nhau đóng góp; tạo lập hoặc được tặng cho; thừa kế chung…

Xác định di sản để chia thừa kế khi chia đất có sổ đỏ hộ gia đình

– Ý nghĩa xác định di sản: Xác định di sản trong khối tài sản chung là quyền sử dụng đất của gia đình sử dụng đất rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của người thừa kế. Hay nói cách khác, xác định di sản để chia thừa kế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phần được hưởng là bao nhiêu và phần nghĩa vụ trong phạm vi di sản được hưởng (nếu có).

– Cách xác định: Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà mức độ khó dễ khi xác định là khác nhau. Để xác định chính xác phải dựa vào 03 căn cứ trên.

Sau khi xác định di sản thừa kế cần xem người để lại di sản có di chúc hay không; nếu có di chúc hợp pháp thì chia theo di chúc, nếu không sẽ chia theo pháp luật; hoặc vừa chia theo di chúc; vừa chia theo pháp luật khi một phần di chúc không hợp pháp; hoặc không định đoạt hết phần di sản là quyền sử dụng đất.

Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình chia thừa kế như thế nào
Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình chia thừa kế như thế nào

Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình chia thừa kế như thế nào?

Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình có thể được chia thừa kế theo di chúc hoặc chia theo pháp luật như sau:

Cách chia thừa kế theo di chúc

Căn cứ khoản 2 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Hay nói cách khác, người thừa kế được hưởng bao nhiêu phụ thuộc vào nội dung di chúc nếu di chúc đó hợp pháp.

Lưu ý: Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

Theo đó, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng và con thành niên mà không có khả năng lao động của người lập di chúc sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó.

Quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc trên đây không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản.

– Đất cấp cho hộ gia đình được xác định tài sản chung của hộ gia đình, do vậy mà khi tiến hành chia thừa kế theo di chúc cần phải lưu ý phần đất theo di chúc chỉ được giới hạn trong phạm vi phần đất mà người lập di chúc có quyền trong phần đất chung của hộ gia đình. Trường hợp di chúc có nội dung vượt quá quyền định đoạt của người lập di chúc thì sẽ vô hiệu phần nội dung vượt quá đó theo Điều 643 BLDS 2015.

Việc chia thừa kế đất cấp cho hộ gia đình khi có di chúc thì sẽ phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 626 BLDS 2015, theo đó người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Hay nói cách khác, người thừa kế được hưởng bao nhiêu phụ thuộc vào nội dung di chúc nếu di chúc đó hợp pháp.

Nếu thuộc vào trường hợp là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, hoặc con chưa thành niên mà không có khả năng lao động căn cứ theo Điều 644 BLDS 2015 thì vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

Cách chia thừa kế đất cấp cho hộ gia đình theo pháp luật

Trường hợp chia thừa kế theo pháp luật

Theo Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì sẽ chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp sau:

  • Không có di chúc.
  • Di chúc không hợp pháp.
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật.
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Cách chia thừa kế theo pháp luật

Theo Điều 649 BLDS 2015 thì chia thừa kế theo pháp luật là chia theo hàng thừa kế. Theo đó, hàng thừa kế sẽ được chia theo thứ tự tại Điều 651 BLDS 2015 bao gồm:

+, Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+, Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+, Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau (khoản 2 Điều 651 BLDS 2015). Và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản theo khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.

Như vậy, sau khi hoàn tất việc chia thừa kế phần đất của người chết trong phần đất của hộ gia đình, ngoài trừ phần đất đã được chia thì các thành viên còn lại trong hộ gia đình vẫn có các quyền đối với phần đất chung còn lại.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình chia thừa kế như thế nào“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn về tranh chấp đất thừa kế, làm sổ đỏ, chia thừa kế đất hộ gia đình, xin cấp lại sổ đỏ bị mất, giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, tiền bồi thường thu hồi đất, giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất, muốn tách sổ đỏ,… của Tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Ai là người đứng tên sổ đỏ ghi tên hộ gia đình?

Chủ hộ sẽ đứng tên Sổ đỏ
Điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định ghi tên tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:
“Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình”
Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó”
Như vậy, nếu chủ hộ có quyền sử dụng đất chung với các thành viên khác trong hộ gia đình thì Giấy chứng nhận sẽ ghi tên chủ hộ.

 Bán đất sổ đỏ ghi tên hộ gia đình có cần phải có sự đồng ý của các thành viên hay không?

 Bán đất phải có sự đồng ý của các thành viên
Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định:
“Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật”
Theo đó, đối với trường hợp hộ gia đình là người sử dụng đất thì khi chuyển nhượng, tặng cho…phải có sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Phân biệt sổ đỏ ghi tên hộ gia đình và cá nhân?

Khái niệm sổ đỏ hộ gia đình, sổ đỏ cá nhân
Sổ đỏ hộ gia đình là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Không phải ai có tên trong hộ khẩu là có chung quyền sử dụng đất, mà phải đáp ứng 2 điều kiện:
Thứ nhất, có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Thứ hai, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Do đó, con mà sinh ra sau thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất thì không có chung quyền sử dụng đất.
Sổ đỏ cá nhân là người có quyền sử dụng đất do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất bằng các hình thức như: Nhận chuyển nhượng (mua đất), nhận tặng cho, nhận thừa kế, chuyển đổi quyền sử dụng đất với người khác.

Quyền sử dụng đất thuộc về
Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình, nếu người có đủ 2 điều kiện nêu ở trên thì có chung quyền sử dụng đất.
Khi chuyển quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế…) của hộ gia đình thì phải có văn bản đồng ý của các thành viên được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.
Còn sổ đó cá nhân quyền sử dụng đất là tài sản riêng cá nhân người đứng tên sổ đỏ; cá nhân được cấp sổ đỏ có toàn quyền quyết định trong việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế… nếu đủ điều kiện theo quy định. Trừ trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng chỉ có vợ hoặc chồng đứng tên.
Thông tin ghi tại trang 1 sổ đỏ
Đối với sổ đỏ ghi tên hộ gia đình, thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Còn đối với sổ đỏ ghi tên cá nhân, thì ghi “ông” (hoặc “bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (chứng minh hoặc thẻ căn cước. Trường hợp chưa có chứng minh hoặc thẻ căn cước thì ghi “Giấy khai sinh số…”, địa chỉ thường trú.
Ngoài ra, đối với việc nhượng, cho tặng, sổ đỏ ghi tên hộ gia đình thì mọi thành viên phải bàn bạc và có sự nhất trí chung.
Còn trường hợp sổ đỏ ghi tên cá nhân thì người đó có toàn quyền quyết định chuyển nhượng, cho tặng.