Người đại diện chỗ ở hợp pháp là ai?

30/05/2023 | 15:27 26 lượt xem SEO Tài

Cư trú là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, trong đó, nhà ở là nơi trú ngụ của con người. Nhà ở cũng có vai trò bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của tự nhiên và xã hội. Ngoài ra, nhà ở cũng là nơi đáp ứng những nhu cầu khác của con người cả về vật chất lẫn tinh thần. Dưới góc độ pháp lý, công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Để đảm bảo điều này, công dân cần có chỗ ở hợp pháp. Chỗ ở hợp pháp được quy định rõ ràng và cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, không nhiều người có thể nắm được hết những quy định này. Vậy, chỗ ở hợp pháp là gì theo quy định hiện nay và người đại diện chỗ ở hợp pháp là ai? Tư vấn luật đất đai sẽ giải đáp câu hỏi này qua bài viết sau đây và chúng tôi hy vọng rằng, bài viết này sẽ thực sự hữu ích đối với cuộc sống của bạn.

Căn cứ pháp lý

Chỗ ở là gì?

Chỗ ở có thể được hiểu là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Chỗ ở hiện nay là một thuật ngữ khá quan trọng, chúng ta thường bắt gặp trong việc giao tiếp hàng ngày cũng như ghi vào những giấy tờ của mình. Chỗ ở hiện nay theo ngôn ngữ pháp lý là nơi ở hiện nay.

Theo đó, khoản 2 Điều 22 Hiến pháp 2013 nhấn mạnh, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

 Theo Khoản 10 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định:

“Nơi ở hiện tại là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống; trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống.”

Như vậy theo quy định nêu trên thì chỗ ở hiện nay là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống. Nếu trong trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống. Cụ thể bao gồm các nơi như sau:

+ Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;

+ Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

+ Trong trường hợp không có nơi thường trú và nơi tạm trú nêu trên thì chỗ ở hiện nay là nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống.

Chỗ ở hợp pháp là gì?

Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.

Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú, Chỗ ở hợp pháp bao gồm:

– Nhà ở;

– Tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;

– Nhà khác không thuộc trường hợp nêu trên nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

Theo Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong những giấy tờ sau:

*Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu:

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở (đã có nhà ở trên đất đó);

– Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);

– Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

– Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

– Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã;

– Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;

– Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

– Giấy tờ có xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;

– Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở.

*Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp:

– Văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã).

– Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của UBND cấp xã về điều kiện diện tích bình quân theo quy định của HĐND thành phố trực thuộc Trung ương và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý băng văn bản.

*Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo

Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo cũng có thể chứng minh chỗ ở hợp pháp nếu thuộc trường hợp sau:

– Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung;

– Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo mà sống tại cơ sở tôn giáo.

*Giấy tờ chứng minh được cấp, sử dụng nhà ở trên đất cơ quan

Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).

Người đại diện chỗ ở hợp pháp là ai

Người đại diện chỗ ở hợp pháp là ai?

Xác định là người đai diện chỗ ở hợp pháp trong vấn đề cư trú của công dân là việc quan trọng và cần sự chính xác. Thực tế hiện nay nhận thức của các cơ quan pháp luật về việc xác định người đại diện chỗ ở hợp pháp cũng như nơi cư trú và nơi cư trú cuối cùng của cá nhân vẫn chưa bảo đảm sự chính xác, dẫn đến sự thiếu thống nhất, đặc biệt là trong lĩnh vực tố tụng dân sự.

Bộ luật Dân sự 2015 quy định, người đại diện theo pháp luật là người đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Người đại diện theo pháp luật bao gồm: cha, mẹ đối với con chưa thành niên; người giám hộ đối với người được giám hộ; người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điề ều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình; tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác; những người khác theo quy định của pháp luật.

Người đại diện theo uỷ quyền là người đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Người đại diện theo uỷ quyền nhân danh người uỷ quyền xác lập và thực hiện các giao dịch trong phạm vi thẩm quyền đại diện được xác lập theo văn bản uỷ quyền.

Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Một số trường hợp cụ thể:

  • Nơi cư trú của người chưa thành niên

Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

  • Nơi cư trú của người được giám hộ

Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.

Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

  • Nơi cư trú của vợ, chồng

Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.

Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thoả thuận.

  • Nơi cư trú của quân nhân

Nơi cư trú của quân nhân đang làm nghĩa vụ quân sự là nơi đơn vị của quân nhân đó đóng quân.

Nơi cư trú của sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Cư trú.

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Người đại diện chỗ ở hợp pháp là ai?“. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất đơn giản. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline: 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú bao gồm những gì?

Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP, giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Một trong những giấy tờ, tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân thì văn bản đó không cần công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng nếu không có một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điểm a Khoản này.

Khi tiến hành khám xét chỗ ở của một người thì phải có mặt những ai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 195 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cụ thể như sau:
“1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.
Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.”
Theo quy định trên đây, khi tiến hành khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở và phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến. Lưu ý: trong trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.

Có được khám xét chỗ ở khi không có mặt người đó hay không?

Theo khoản 1 Điều 195 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, theo đó vẫn có thể tiến hành khám xét chỗ ở của một người khi không có mặt người đó nếu như có mặt của người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở với họ. Hoặc trong trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.

Những lưu ý khi đang tiến hành khám xét là gì?

Tại khoản 5 Điều 195 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cụ thể như sau:
“5. Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.”
Như vậy, khi đang trong quá trình khám xét chỗ ở thì những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.