Quy định về thanh tra đất đai hiện nay

09/09/2022 | 15:54 81 lượt xem Thủy Thanh

Đất đai là một nguồn tài sản quý giá của nhà nước và nhân dân, vậy nên việc giám sát, quản lý sử dụng đất đai được Nhà nước rất chú trọng quan tâm. Để nhằm tránh xảy ra các sai xót trong quá trình quản lý và phân bổ đất đai, cơ quan chức năng có thẩm quyền đã quy định việc phải thực hiện thanh tra đất đai. Vậy ” quy định về thanh tra đất đai” như thế nào?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, theo tôi được biết thì hàng năm mỗi địa phương đều sẽ có những đoàn thanh tra chuyên ngành đất đai đến kiểm tra. Luật sư có thể cho tôi biết các quy định về thanh tra đất đai hiện nay được không ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình. mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá cũng như thực hiện các biện pháp kỉ luật của tổ chức, cá nhân thuộc tổ chức và quy trình thanh tra sẽ được thực hiện theo trình tự pháp luật nhất định. Các hoạt động thanh tra thường nhằm mục đích phục vụ hoạt động quản lý, bảo vệ các lợi ích nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân khác nhau

Hiện nay, hoạt động thanh tra được xây dựng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Cũng như phục vụ quản lí nhà nước trong các lĩnh vực sở hữu công nghiệp khác nhau.

Thanh tra đất đai được hiểu như thế nào?

Thanh tra đất đai là thanh tra chuyên ngành đất đai. Thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai (Khoản 1 Điều 201 Luật Đất đai 2013)

Cơ quan thanh tra đất đai là cơ quan thanh tra chuyên ngành về đất đai trực thuộc hệ thống cơ quan tài nguyên và môi trường (cơ quan quản lí nhà nước về đất đai) có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, của người sử dụng đất trong việc quản lí và sử dụng đất đai; phát hiện, ngăn chặn và xử lí theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí các vì phạm pháp luật về đất đai.

Hệ thống tổ chức của cơ quan thanh tra chuyên ngành về đất đai bao gồm: Ban Thanh tra trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Phòng Thanh tra thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất cấp tỉnh và các thanh tra viên chuyên ngành đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

Nhà nước xác định về việc thanh tra này là các chủ thể được nhà nước giao quyền quản lý và thanh tra đất đai, trong đó chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành đất đai là các cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quyền và cá nhân. Khi đó thì chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành đất đai là các cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quyền, gồm: Thanh tra bộ; thanh tra sở; cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đất đai.

Thanh tra Bộ được biết đến là các cơ quan có nhiệm vụ và quyền hạn thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý Nhà nước. Và pháp luật đất đai cũng quy định về chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành đất đai là cá nhân, gồm: Người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành; những người trực tiếp tiến hành thanh tra; thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập.

Đặc điểm của thanh tra đất đai

Thứ nhất, hoạt động thanh tra đất đai gắn liền với quản lý nhà nước về đất đai. Đặc điểm này xuất phát từ việc thanh tra và quản lý là hai hoạt động không thể tách rời nhau, quản lý phải có thanh tra và ngược lại. Mọi hoạt động của thanh tra đất đai phụ thuộc vào cơ chế, chính sách, nội dung, quyền hạn của cơ quan quản lý đất đai. Nói cách khác, hoạt động thanh tra là công cụ, phương tiện nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về đất đai đạt hiệu quả cao.

Các cơ quan quản lý đất đai để ra chương trình, đường lối, chủ trương cho công tác thanh tra đồng thời quy định thẩm quyền của thanh tra đất đai. Ngược lại cơ quan quản lý đất đai sử dụng thông tin, kết quả thu thập được trong công tác thanh tra để có sự điều chỉnh, xử lý các yếu tố tiêu cực, hạn chế, sai phạm trong quản lý do thanh tra phát hiện.

Thứ hai, hoạt động thanh tra sử dụng đất thường khó khăn, phức tạp và kéo dài. Do đối tượng của hoạt động thanh tra là quá trình sử dụng đất của các chủ thể sử dụng đất nên quá trình thanh tra thường rất phức tạp, được điều chỉnh bởi nhiều văn bản luật khác nhau như nhà ở, xây dựng, kinh doanh bất động sản., đồng thời các vi phạm thường diễn ra ở nhiều thời điểm khác nhau trong quá trình sử dụng đất; hậu quả vi phạm thường khó khắc phục; phản ứng của đổi tượng thanh tra thường gay gắt và kịch liệt…

Thứ ba, hoạt động thanh tra đất đai cần có sự vận dụng khéo léo, kết hợp giữa các quy định pháp luật và tình hình sử dụng đất trên thực tế. Bản thân đất đai là một loại tài sản đặc biệt, có vị trí và vai trò rất quan trọng trọng đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Những biển động về đất đai, do đó, thường có những tác động lớn tới hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra. Hoạt động thanh tra sử dụng đất không chỉ bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, mà còn phải bảo đảm duy trì, bảo vệ tính ổn định và sự phát triển, khai thác bền vững các giá trị sử dụng từ đất đai của các đổi tượng sử dụng đất.

Quy định về thanh tra đất đai
Quy định về thanh tra đất đai

Quy định về thanh tra đất đai

Ngoài khái niệm về thanh tra chuyên ngành thì pháp luật đất đai hiện hành còn quy định về cơ quan thanh tra đất đai được biết đến dưới góc độ pháp lý là cơ quan thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực đất đất đai trực thuộc hệ thống quản lý của cơ quan tài nguyên và môi trường, do đó, cơ quan tranh tra về đất đai theo như quy định của pháp luật hiện hành thì được xác định là có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước và của người sử dụng đất trong việc quản lí và sử dụng đất đai; phát hiện, ngăn chặn và xử lí theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí các vì phạm pháp luật về đất đai.

Do đó việc các cơ quan quản lý đất đai ở địa phương nào thì chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai tại địa phương đó.

Quy định chung về thanh tra chuyên ngành đất đai

Được quy định như sau:

Thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai.

 Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai trong cả nước.

 Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai tại địa phương.

Chủ thể thanh tra đất đai

Chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành đất đai là các cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quyền, gồm: Thanh tra bộ; thanh tra sở; cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đất đai. Đây là các cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý Nhà nước.

Chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành đất đai là cá nhân, gồm: Người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành: Bộ trưởng, giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, chánh thanh tra bộ, chánh thanh tra sở; những người trực tiếp tiến hành thanh tra: Trưởng đoàn thanh tra; các thành viên đoàn thanh tra chuyên ngành; thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập.

Nội dung thanh tra chuyên ngành đất đai

Nội dung thanh tra đất đai được quy định tại khoản 2 Điều 201 Luật Đất đai 2013 bao gồm:

+, Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp;

+, Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

+, Thanh tra việc chấp hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai

Nhiệm vụ của thanh tra chuyên ngành đất đai

Căn cứ quy định tại khoản 3, thanh tra chuyên ngành đất đai có các nhiệm vụ sau đây:

+, Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai;

+, Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

Ngoài ra, quyền và nghĩa vụ của trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành đất đai, quy trình tiến hành thanh tra chuyên ngành đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Quy định về thanh tra đất đai “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, khung giá đền bù đất đai, chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, Tách sổ đỏ, tra cứu quy hoạch đất, giá đất đền bù giải tỏa, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thanh tra đất đai như thế nào?

Quyền và nghĩa vụ của trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành đất đai, quy trình tiến hành thanh tra chuyên ngành đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Đối với chủ thể tiến hành thanh tra:
Chủ thể tiến hành thanh tra có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, người sử dụng đất, chủ thể khác có liên quan cung cấp tài liệu, giải trình những vấn đề cần thiết phục vụ cho hoạt động thanh tra, ra các quyết định liên quan đến quá trình thanh tra, đề nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những vấn đề liên quan đến hoạt động thanh tra.
Chủ thể tiến hành thanh tra cần xuất trình quyết định thanh tra, giấy tờ hợp lệ phục vụ cho hoạt động thanh tra, thực hiện thanh tra theo đúng trình tự, thủ tục, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các quy định khác theo yêu cầu của quy định pháp luật về thanh tra
Đối với đối tượng bị thanh tra
Đối tượng bị thanh tra có quyền yêu cầu chủ thể tiến hành thanh tra giải thích rõ những yêu cầu về thanh tra; tham gia góp ý kiến trong quyết định thanh tra; có quyền khiếu nại nếu không đồng ý với quyết định thanh tra hoặc việc thanh tra có sự vi phạm pháp luật về thanh tra, xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc đối tượng khác.
Đối tượng bị thanh tra có nghĩa vụ chấp hành theo yêu cầu, quyết định thanh tra, hỗ trợ giúp đỡ hoạt động thanh tra, không được gây cản trở hoạt động thanh tra, thực hiện các nghĩa vụ khác phù hợp với yêu cầu của pháp luật.

Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai được quy định ra sao?

Dựa theo quy định tại Điều 39 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đất đai đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng; tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
– Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành đất đai do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000 đồng; tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn; bên cạnh đó thì có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
– Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 250.000.000 đồng; tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
– Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000.000 đồng; tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.