Trốn thuế chuyển quyền sử dụng đất có bị phạt không?

14/10/2022 | 14:00 7 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay thuế chuyển quyền sử dụng đất là bao nhiêu tiền? Tôi có biết một trường hợp người quen của tôi giả làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất để trốn thuế. Như vậy hành vi trên có bị xử lý theo quy định của pháp luật không? Trốn thuế chuyển quyền sử dụng đất có bị phạt không? Trốn thuế bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Trốn thuế có thể bị phạt tối đa lên tới bao nhiêu tiền? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Hành vi trốn thuế có vi phạm pháp luật không?

Bộ Tài Chính đề nghị Bộ Công an chỉ đạo cơ quan công an các địa phương phối hợp với các Cục thuế để điều tra xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản có dấu hiệu trốn thuế nhằm răn đe, ngăn chặn và truy thu thuế cho ngân sách nhà nước.

Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các Sở Tư pháp phối hợp chặt chẽ với các Cục thuế tại địa phương để yêu cầu các Cục thuế tại địa phương để yêu cầu các Tổ chức hành nghề công chứng hướng dẫn người dân, chủ đầu tư dự án bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản kê khai trên hợp đồng công chứng theo giá thực tế mua bán, để làm căn cứ tính thuế theo quy định của pháp luật, tránh thất thu ngân sách nhà nước.

Đề nghị Tổng cục Thuế chỉ đạo Cục thuế địa phương chủ động phối hợp cơ quan Công an, Sở Tư pháp để đấu tranh xử lý có hiệu quả hành vi trốn thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.

Hiện hành, theo khoản 5 Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019, hành vi trốn thuế bao gồm hành vi sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.

Trốn thuế chuyển quyền sử dụng đất có bị phạt không?
Trốn thuế chuyển quyền sử dụng đất có bị phạt không?

Trốn thuế chuyển quyền sử dụng đất có bị phạt không?

Tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính như sau:

– Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên

– Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

– Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi mà có một tình tiết tăng nặng.

– Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi có hai tình tiết tăng nặng.

– Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước.

Trường hợp hành vi trốn thuế đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

– Hành vi vi phạm bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn thuế, không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Ngoài ra, hành vi trốn thuế ngoài bị xử phạt hành chính còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh trốn thuế theo quy định tại Điều 200 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Thuế suất thuế chuyển quyền sử dụng đất quy định như thế nào?

1- Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất mà chưa nộp tiền sử dụng đất hoặc không phải trả tiền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai, khi được phép chuyển quyền sử dụng đất:

a) Đối với đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, thuế suất là 10% (mười phần trăm);

b) Đối với đất ở, đất xây dựng công trình và các loại đất khác, thuế suất là 20% (hai mươi phần trăm);

2- Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất mà đã nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và trường hợp chuyển quyền sử dụng đất từ lần thứ hai trở đi mà lần trước đã nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 của Điều này, khi được phép chuyển quyền sử dụng đất, thuế suất là 5% (năm phần trăm);

3- Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi đất cho nhau mà có chênh lệch về trị giá do khác nhau về diện tích đất, vị trí đất hoặc hạng đất, thuế suất là 5% (năm phần trăm) trên phần chênh lệch về trị giá.

Đối tượng nộp thuế vi phạm Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất bị xử lý thế nào?

1- Có hành vi khai man, trốn thuế, ngoài việc phải nộp đủ thuế theo quy định của Luật này, còn bị phạt từ một đến ba lần số thuế gian lậu;

2- Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt ghi trong thông báo thu thuế hoặc quyết định xử phạt, ngoài việc phải nộp đủ số thuế hoặc tiền phạt theo quy định của Luật này, mỗi ngày nộp chậm còn bị phạt 0,2% (hai phần nghìn) số tiền nộp chậm;

3- Cá nhân trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính theo quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này mà vẫn còn vi phạm hoặc vi phạm trong các trường hợp nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trốn thuế chuyển quyền sử dụng đất có bị phạt không?
Trốn thuế chuyển quyền sử dụng đất có bị phạt không?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Trốn thuế chuyển quyền sử dụng đất có bị phạt không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cấp lại sổ đỏ khi bị mất; thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; hợp đồng mua bán nhà đất… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Những trường hợp nào không thuộc diện chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất?

1- Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo quy định của pháp luật;
2- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại đất được giao cho Nhà nước hoặc Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật;
3- Chuyển quyền sử dụng đất cho người được thừa kế theo quy định của pháp luật;
4- Người trong cùng hộ gia đình chuyển quyền sử dụng đất cho nhau khi tách hộ; vợ, chồng chuyển quyền sử dụng đất cho nhau khi ly hôn;
5- Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh bất động sản thuộc đối tượng nộp thuế doanh thu và thuế lợi tức;
6- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cho thuê đất thuộc đối tượng nộp thuế doanh thu và thuế lợi tức.

Giá đất tính thuế chuyển quyền sử dụng đất tính thế nào?

Giá đất tính thuế chuyển quyền sử dụng đất là giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định trong khung giá của Chính phủ phù hợp thực tế ở địa phương.

Việc chuyển quyền sử dụng đất trong trường hợp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thay đổi mục đích sử dụng đất ra sao?

Việc chuyển quyền sử dụng đất trong trường hợp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thay đổi mục đích sử dụng đất được quy định như sau:
1- Trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, đặc biệt là từ đất trồng lúa ổn định, sang đất phi nông nghiệp, thuế suất thấp nhất là 40% (bốn mươi phần trăm). Riêng đối với trường hợp chuyển từ đất nông nghiệp sang đất xây dựng công trình công nghiệp, thuế suất dưới 40% (bốn mươi phần trăm). Khung thuế suất cụ thể do Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định;
2- Trường hợp chuyển từ đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp, thuế suất là 0% (không phần trăm).