Quy định về khai thác đất san lấp tại Việt Nam năm 2023

17/03/2023 | 09:07 415 lượt xem Ngọc Gấm

Chào Luật sư, do đất của tôi là đất sát sườn đồi núi nên địa hình khu đất không được bằng phẳng, có nhiều khu vực đất bị lồi lõm khiến cho khu đất của tôi bị mất đi sự thẩm mỹ. Nay gia đình tôi muốn san lấp lại khu đất trên cho bằng phẳng, tuy nhiên do hạn chế về hiểu biết pháp luật nên hiện gia đình tôi không dám san lấp diện tích đất trên. Luật sư có thể cho tôi biết về quy định khai thác đất san lấp tại Việt Nam năm 2023 được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Do 2/3 diện tích đất tại Việt Nam là đất đồi núi nên nhu cầu san lấp mặt bằng đất trở nên khá phổ biến và là một nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên để đảm bảo việc san lấp không làm ảnh hưởng, thay đổi kết cấu địa hình, tại Việt Nam quy định bạn cần phải làm các thủ tục để được phê duyệt việc san lấp mặt bằng. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì quy định về khai thác đất san lấp tại Việt Nam năm 2023 như thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi về quy định về khai thác đất san lấp tại Việt Nam năm 2023. Tuvandatdai mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Xây dựng 2014;
  • Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

San lấp là gì?

San lấp chính là việc quy hoạch xây dựng lại mặt bằng.

Theo quy định tại khoảng 30 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 sđ bs 2020 quy định như sau:

Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng[9]; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng­, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.

Quy định về khai thác đất san lấp tại Việt Nam năm 2023

Theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 sđ bs 2020 quy định như sau:

– Giấy phép xây dựng gồm:

  • Giấy phép xây dựng mới;
  • Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
  • Giấy phép di dời công trình;
  • Giấy phép xây dựng có thời hạn.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 sđ bs 2020 quy định như sau:

– Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

– Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:

  • Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

Hồ sơ xin khai thác đất san lấp tại Việt Nam năm 2023

Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ xin khai thác đất san lấp tại Việt Nam năm 2023 như sau:

– Hồ sơ đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với trường hợp cơ sở không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, bao gồm:

  • 01 văn bản đề nghị thẩm định của chủ cơ sở;
  • 01 bản phương án cải tạo, phục hồi môi trường;
  • 01 bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt hoặc xác nhận.
Quy định về khai thác đất san lấp tại Việt Nam năm 2023
Quy định về khai thác đất san lấp tại Việt Nam năm 2023

Thủ tục xin khai thác đất san lấp tại Việt Nam năm 2023

Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ xin khai thác đất san lấp tại Việt Nam năm 2023 như sau:

– Nội dung thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường, bao gồm:

  • Cơ sở pháp lý, sự phù hợp về cấu trúc và nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường với các quy định hiện hành;
  • Sự phù hợp của nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường với các yêu cầu về bảo vệ môi trường, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh (nếu có), quy hoạch sử dụng đất có liên quan;
  • Cơ sở tính toán khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường và kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường; tính chính xác, đầy đủ khối lượng và dự toán kinh phí, tính phù hợp của phương thức ký quỹ.

– Việc thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 8 Điều này thành lập. Hội đồng thẩm định có ít nhất là 07 thành viên, bao gồm: Chủ tịch hội đồng, Phó Chủ tịch hội đồng (trong trường hợp cần thiết) và phải có ít nhất 1/3 tổng số thành viên là chuyên gia. Chuyên gia là thành viên hội đồng phải có chuyên môn về môi trường, khoáng sản hoặc lĩnh vực khác có liên quan và có kinh nghiệm công tác đáp ứng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường.

Chuyên gia tham gia xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường không được tham gia hội đồng thẩm định phương án đó.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và chuyên gia để phục vụ cho hoạt động thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Trong thời gian thẩm định, trường hợp có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung phương án cải tạo, phục hồi môi trường, cơ quan thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án đầu tư để thực hiện. Trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày có văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung của cơ quan thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường, chủ cơ sở có trách nhiệm hoàn thiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường gửi cơ quan thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường kèm theo văn bản giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định. Sau thời hạn này, việc thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Thẩm quyền cho phép khai thác đất san lấp tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ xin khai thác đất san lấp tại Việt Nam năm 2023 như sau:

– Thẩm quyền thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được quy định như sau:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với các cơ sở khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với các cơ sở khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu văn bản đề nghị thẩm định, quy định hoạt động của hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại Điều này.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Quy định về khai thác đất san lấp tại Việt Nam năm 2023. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý chia nhà ở khi ly hôn. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn thẩm định hồ sơ xin phép khai thác đất san lấp?

– Thời hạn thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này là không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn quy định tại khoản này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở về kết quả thẩm định. Thời gian chủ cơ sở chỉnh sửa, bổ sung phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định và thời gian xem xét, ra quyết định phê duyệt quy định tại khoản 6 Điều này không tính vào thời hạn thẩm định.

Kết quả thẩm định hồ sơ xin phép khai thác đất san lấp?

– Kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường được thể hiện bằng quyết định phê duyệt kết quả thẩm định. Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu (nếu có), cơ quan thẩm định có trách nhiệm ra quyết định phê duyệt kết quả thẩm định; trường hợp không phê duyệt thì phải trả lời bằng văn bản cho chủ cơ sở và nêu rõ lý do. Hồ sơ phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu (nếu có) bao gồm:
+ 01 văn bản giải trình ý kiến thẩm định;
+ 01 bản phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được chỉnh sửa, bổ sung.

Quy định về việc gửi hồ sơ xin phép khai thác đất san lấp?

Quy định về việc gửi hồ sơ xin phép khai thác đất san lấp tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau: Việc gửi hồ sơ đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường, thông báo kết quả thẩm định phương án được thực hiện thông qua một trong các hình thức gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo lộ trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.