Quy định về Đất rừng phòng hộ hiện nay thế nào?

22/05/2022 | 21:04 3 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi về đất rừng phòng hộ hiện nay được quy định ra sao? Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất trong khu vực rừng phòng hộ, khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng thì họ chỉ được chuyển nhượng cho nhau trong khu vực đó có đúng hay không? Quy định về Đất rừng phòng hộ hiện nay thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Theo quy định tại Điều 192 Luật Đất đai năm 2013, đất rừng phòng hộ có thể chuyển nhượng được nhưng do là loại đất có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên pháp luật đưa ra một số hạn chế nhất định trong hoạt động chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất. Quy định về Đất rừng phòng hộ hiện nay thế nào? Hãy cùng Luật sư tư vấn luật đất đai tìm hiểu vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai

Rừng phòng hộ là gì?

Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yêu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất; chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, đỉều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ được phân thành các loại: Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng.

Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. Cụ thể là:

– Rừng phòng hộ đầu nguồn: Đây là những diện tích rừng thường tập trung ở thượng nguồn các dòng sông. Nó có tác dụng điều tiết nguồn nước để hạn chế lũ lụt; cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô; hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ…

– Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay: Loại rừng này có tác dụng chủ yếu là phòng hộ nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, các khu đô thị, các vùng sản xuất và các công trình khác. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay thường tập trung ở ven biển.

– Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: Đây là loại rừng mọc tự nhiên hoặc được gây ưồng ở cửa các dòng sông và được sử dụng chủ yếu để ngăn sóng, bảo vệ các công trình ven biển, cố định bùn cát lắng động để hình thành các vùng đất mới.

– Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường: Đây là các dải rừng đã và đang được trồng xung quanh các khu dân cư, các khu công nghiệp, các đô thị lớn với chức năng chính là điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái ở những khu vực đó và kết hợp phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.

Quy định về Đất rừng phòng hộ hiện nay thế nào
Quy định về Đất rừng phòng hộ hiện nay thế nào

Vai trò của rừng phòng hộ hiện nay là gì?

Rừng phòng hộ có rất nhiều chức năng khác nhau. Mỗi một loại rừng lại đóng vai trò nhất định. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày một số vai trò chủ đạo của từng loại, cụ thể:

+ Rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hồ chứa. Nhờ đó, có thể giảm thiểu nguy cơ lũ lụt, xói mòn, bảo vệ đất; ngăn sự bồi lấp lòng sông, lòng hồ. Thông thường, loại rừng này được trồng ở vùng núi có độ dốc cao.

+ Khác với rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển chống gió hạn, chắn cát bay; ngăn chặn sự xâm mặn của biển. Ngoài ra, loại rừng này còn có thể chắn sóng lấn biển; tình trạng sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển.

+ Một số loại rừng phòng hộ khác có thể bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là loại rừng có thể điều hòa, chống ô nhiễm môi trường, khu đô thị, du lịch…

Chức năng của rừng phòng hộ là gì?

Đối với con người và môi trường sống của các sinh vật; rừng phòng hộ có vai trò vô cùng quan trọng, đồng thời tạo sức ảnh hưởng; sự tác động rất lớn đến quá trình tồn tại và phát triển của trái đất, cụ thể:

– Rừng phòng hộ đầu nguồn, loại rừng này giúp điều tiết nguồn nước nhằm hạn chế lũ lụt; cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn; bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ…

– Rừng phòng hộ ngăn tác hại do gió, bão thì loại rừng này được ví như tấm khiên xanh khổng lồ có công dụng chắn cát để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, đường giao thông,… Loại rừng này thường tập trung chủ yếu ở ven biển.

– Rừng phòng hộ ngăn sóng, loại rừng này có vai trò bảo vệ công trình ven biển; cố định bùn cát lắng đọng để hình thành đất mới. Loại rừng này thường sinh trưởng tự nhiên hoặc được gây trồng ở cửa các dòng sông.

– Rừng phòng hộ được trồng xung quanh các điểm dân cư, khu công nghiệp; đô thị, loại rừng này giúp cư dân sinh sống trong những khu vực này được hưởng bầu không khí trong lành bởi nó có chức năng điều hòa khí hậu; bảo vệ môi trường sinh thái trong các khu vực đó.

Quy định về Đất rừng phòng hộ hiện nay thế nào?

– Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng phòng hộ:

Về nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng phòng hộ, căn cứ quy định tại Điều 45 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 dựa trên các nguyên tắc sau đây:

– Rừng phòng hộ đầu nguồn phải được xây dựng thành rừng tập trung, liền vùng, nhiều tầng.

– Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển; bảo vệ môi trường phải được xây dựng thành các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng.

Việc kết hợp sản xuất lâm nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan; nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường, khai thác lâm sản; và các lợi ích khác của rừng phòng hộ phải tuân theo quy chế quản lý rừng.

Cấu thành tội phạm tội hủy hoại rừng

Các cá nhân; tổ chức thực hiện hành vi mà có các yếu tố sau thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh hủy hoại rừng.

Chủ thể của tội phạm

Là cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

Lưu ý, người chủ rừng được giao quản lý; bảo vệ rừng nếu có hành vi hủy hoại rừng do mình được giao chăm sóc; quản lý, bảo vệ thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người thực hiện hành vi phạm tội có lỗi cố ý

Tình tiết tăng nặng:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Khách thể của tội phạm

Tội hủy hoại rừng là tội xâm phạm đến chế độ quản lý rừng của nhà nước; xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội.

Đối tượng tác động của tội phạm này chính là rừng; gồm: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.

Cụ thể trong trường hợp này đối tượng là rừng phòng hộ.

Quy định về Đất rừng phòng hộ hiện nay thế nào
Quy định về Đất rừng phòng hộ hiện nay thế nào

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan

Người phạm tội hủy hoại rừng phòng hộ có thể thực hiện một hoặc một số hành vi khách quan sau: đốt, phá rừng phòng hộ trái phép; hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng làm rừng mất một phần hoặc mất hoàn toàn giá trị.

Hậu quả

Tùy từng trường hợp; hậu quả sẽ là dấu hiệu bắt buộc hay không đối với tội hủy hoại rừng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về Quy định về Đất rừng phòng hộ hiện nay thế nào“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Vườn quốc gia có phải là rừng phòng hộ hay không?

Theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 4 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004:
Vườn quốc gia thuộc rừng đặc dụng. Do đó, vườn quốc gia không thuộc rừng phòng hộ.

Những ai được luật quy định sẽ giao khoán rừng phòng hộ?

Cán bộ, công nhân, viên chức đang làm việc cho bên giao khoán; hộ gia đình có người đang làm việc cho bên giao khoán hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, được hưởng chế độ đang cư trú trên địa bàn; hộ gia định có nhu cầu trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đang cứ trú trên địa bàn (ưu tiên hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn đang cư trú trên địa bàn có nhu cầu nhận giao khoán đất), các đối tượng này được gọi chung là bên nhận khoán.

Chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất khi có những điều kiện nào?

Việc chuyển loại rừng này sang loại rừng khác phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp;
– Đáp ứng các tiêu chí phân loại rừng;
– Có phương án chuyển loại rừng.