Việt Nam là quốc gia có lãnh thổ trải dài hình chữ S, có địa hình đa dạng với diện tích đồi núi và đất rừng là chủ yếu. Căn cứ theo mục đích sử dụng và đặc điểm, tính chất của từng loại rừng, pháp luật nước ta phân chia đất rừng thành nhiều loại khác nhau. Nhiều độc giả băn khoăn không biết hiện nay, pháp luật nước ta quy định về các loại đất rừng như thế nào? Chế độ sử dụng đất của các loại đất rừng được quy định ra sao? Đất rừng có được cấp sổ đỏ hay không theo quy định? Sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Đất rừng là gì?
Cụ thể khái niệm về đất rừng được trình bày như sau: Đất rừng là một khái niệm nghe qua cũng đã khá quen thuộc với con người chúng ta, vì đất rừng trên thực tế cũng rất dễ bắt gặp.
Đất rừng là một trong những loại đất chiếm đến ¾ diện tích đất cả nước, một con số chứng tỏ chiếm tỷ lệ rất lớn và quan trọng trong điều kiện tự nhiên của Việt Nam chúng ta và hơn hết là nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như môi trường lẫn chính trị. Theo quy định của Luật đất đai 2013, đất rừng gồm có 3 loại nhóm đất là đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng được phân vào nhóm đất nông nghiệp.
Quy định về các loại đất rừng như thế nào?
Như đã trình bày ở nội dung trên, hiện nay có 3 loại đất rừng được xếp vào nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:
– Đất rừng sản xuất;
– Đất rừng phòng hộ;
– Đất rừng đặc dụng.
Mục đích sử dụng các loại rừng như sau:
Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, di lịch.
Chế độ sử dụng đất của các loại đất rừng
Hiện nay, quy định pháp luật về chế độ sử dụng của các loại đất rừng như sau:
Đối với đất rừng sản xuất
Rừng sản xuất bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng.
Đối với rừng tự nhiên
Theo quy định tại Khoản 33 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Đối với rừng trồng
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:
– Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định là không quá 30 hecta để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;
– Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;
– Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất trong các trường hợp trên thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.
Đối với đất rừng phòng hộ
Theo quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2013, việc sử dụng đất rừng phòng hộ được quy định như sau: Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Lưu ý: Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
Đối với đất rừng đặc dụng
Căn cứ Điều 138 Luật Đất đai 2013, việc sử dụng đất rừng đặc dụng được quy định như sau: Nhà nước giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Lưu ý: Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán ngắn hạn đất rừng đặc dụng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cho hộ gia đình, cá nhân chưa có điều kiện chuyển ra khỏi khu vực đó để bảo vệ rừng.
– Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán đất rừng đặc dụng thuộc phân khu phục hồi sinh thái cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ổn định tại khu vực đó để bảo vệ và phát triển rừng.
– Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp hoặc kết hợp quốc phòng, an ninh theo quy hoạch phát triển rừng của vùng đệm và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
Đất rừng có được cấp sổ đỏ không?
Trước hết, Luật Đất đai 2013 quy định đất rừng gồm đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất (rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng).
Trong số các loại đất rừng trên, căn cứ quy định tại Điều 98 Luật Đất đai 2013, Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đất rừng sản xuất (rừng sản xuất là rừng trồng hoặc rừng sản xuất là rừng tự nhiên) là loại đất rừng được Nhà nước cấp sổ đỏ.
Điều kiện cấp sổ đỏ đối với đất rừng được quy định tại Điều 99, Điều 100, Điều 101, Điều 102 Luật Đất đai 2013 và các văn bản khác có liên quan gồm:
Thứ nhất, nguồn gốc sử dụng đất rừng sản xuất thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 99 Luật Đất đai 2013
Ví dụ như sử dụng đất rừng có nguồn gốc là được Nhà nước giao/cho thuê/công nhận/nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, theo bản án của tòa án…
Thứ hai, việc sử dụng đất rừng sản xuất không thuộc trường hợp không được cấp sổ đỏ theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định không cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất nếu việc sử dụng đất thuộc một trong những trường hợp như diện tích đất rừng sản xuất là đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích tại xã, phường, thị trấn,…
Cụ thể các trường hợp sử dụng đất rừng sản xuất không được cấp sổ đỏ gồm:
- Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
- Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
- Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ ba, việc sử dụng đất là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất
Việc sử dụng đất rừng sản xuất nếu không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tại địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cũng không được cấp sổ đỏ.
Nói cách khác, người sử dụng đất rừng cần phù hợp với quy hoạch đất (phân bổ và khoanh vùng việc sử dụng đất theo từng nhu cầu, khu vực sử dụng đất phụ thuộc vào tiềm năng, lĩnh vực).
Thứ tư, để được cấp sổ đỏ, đất rừng sản xuất phải được sử dụng ổn định, không tranh chấp, không vi phạm pháp luật đất đai
Một trong số những điều kiện để được cấp sổ đỏ là người sử dụng đất phải sử dụng đất ổn định, cùng mục đích xuyên suốt từ thời điểm bắt đầu đến khi cấp sổ.
Ngoài ra, người sử dụng đất được cấp sổ đỏ nếu không vi phạm pháp luật đất đai (không bị lập biên bản vi phạm hành chính, không bị xử phạt hành chính, khiếu nại…), quyền sử dụng đất không có tranh chấp.
Thứ năm, thời điểm sử dụng đất là trước 1/7/2004 nếu như việc sử dụng đất không có một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP
Thời điểm bắt đầu sử dụng đất là căn cứ quan trọng để xác định tính ổn định trong quá trình sử dụng đất rừng sản xuất của người sử dụng.
Khoản 2 Điều 101 Luật Đất đai 2013 quy định thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người sử dụng đất là trước 1/7/2004 là một trong những căn cứ để xem xét, cấp sổ đỏ.
Ngược lại, nếu người sử dụng đất rừng sản xuất có một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì được cấp sổ đỏ mà không cần xét điều kiện về thời điểm sử dụng.
Thứ sáu, người sử dụng đất phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính
Hoàn thành nghĩa vụ tài chính là thủ tục bắt buộc phải thực hiện để được nhận sổ đỏ (trừ trường hợp được ghi nợ nghĩa vụ tài chính).
Nếu không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, người sử dụng đất không được nhận sổ đỏ.
Thứ bảy, hoàn thành thủ tục cấp sổ lần đầu hoặc đăng ký biến động
Như vậy, người sử dụng đất rừng sản xuất (rừng sản xuất là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng) và không thuộc trường hợp được cấp sổ đỏ theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì được cấp sổ đỏ đất rừng.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Tư vấn luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Các loại đất rừng” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Mức bồi thường thu hồi đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:
– Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
– Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
– Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Do đó, bạn không thể xây nhà trên đất rừng sản xuất, nếu bạn sử dụng sai mục đích sử dụng đất sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Để xây nhà trên đất rừng sản xuất thì bạncần chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Luật Đất đai 2013 quy định đất rừng gồm đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất (rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng).
Trong số 3 loại đất rừng này, căn cứ quy định tại Điều 98 Luật Đất đai 2013, Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đất rừng sản xuất (rừng sản xuất là rừng trồng hoặc rừng sản xuất là rừng tự nhiên) là loại đất rừng được Nhà nước cấp sổ đỏ.
Mục đích sử dụng của rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, di lịch.