Vì lý do khách quan hoặc chủ quan, trong một số trường hợp nhà của người dân không có lối đi hoặc không đủ diện tích để làm lối lưu thông ra công cộng. Khi đó, những nhà xung quanh cần phải thỏa thuận với nhau để dành một lối đi chung để có thể di chuyển ra vào. Vậy theo quy định, Nguyên tắc thỏa thuận của các bên khi quy định chiều rộng lối đi chung là gì? Kích thước lối đi chung được xác định dựa trên các căn cứ nào? Quy định chiều rộng lối đi chung ra sao? Khi thỏa thuận về chiều rộng lối đi chung thì có cần công chứng không? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Lối đi chung là gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 thì chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Lối đi được dành ra đó được gọi là lối đi chung hay được pháp luật gọi bằng một cái tên khác là “lối đi qua”.
Nguyên tắc thỏa thuận của các bên khi quy định chiều rộng lối đi chung
Theo quy định tại Điều 248 của Bộ luật dân sự năm 2015. Việc thực hiện quyền đối với những BĐS liền kề cần có sự thỏa thuận giữa các bên. Nếu không đi đến thống nhất thì cần thực hiện các nguyên tắc sau đây:
- Đảm bảo có nhu cầu hợp lý trong quá trình khai thác bất động sản hưởng quyền. Đảm bảo phù hợp với mục đích sử dụng của hai loại hình bất động sản: hưởng quyền và chịu hưởng quyền.
- Không được lạm dụng quyền đối với loại hình BĐS chịu hưởng quyền/
- Không được thực hiện hành vi ngăn cấm, cản trả hoặc những hành vi dẫn đến BĐS được hưởng quyền trở nên khó khăn.
Quy định chiều rộng lối đi chung như thế nào?
Theo như Khoản 2 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
Như vậy, dựa trên nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các bên (được ghi nhận tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015), việc giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi sẽ do các bên thỏa thuận với yêu cầu bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên.
Nếu các bên không tự thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
Trên thực tế nếu các bên không thỏa thuận được về chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi thì Tòa án sẽ giải quyết tùy theo từng trường hợp cụ thể. Trong đó, Tòa có thể xem xét đưa ra quyết định dựa trên yếu tố:
(1) Yếu tố thuận tiện và hợp lý nhất cho các bên;
(2) Mục đích sử dụng của bất động sản bị vây bọc.
(2) Đặc điểm cụ thể của bất động sản vây bọc (bất động sản phía ngoài) và gây ra thiệt hại ít nhất cho bất động có lối đi.
Kích thước lối đi chung được xác định dựa trên các căn cứ nào?
Đầu tiên: Lối đi chung nào được mở trên ngôi nhà liền kề được coi là thuận tiện và hợp lý nhất? (Có tính đến các đặc điểm cụ thể của vị trí, lợi ích của nhà bị bao kín và ít gây thiệt hại nhất cho ngôi nhà.)
Ở đây khi xem xét vị trí của lối đi chung để mở đi ra đường công cộng, cần chú ý đến sự tiện lợi và hợp lý. Sự tiện lợi ở đây có thể hiểu là vị trí của lối đi chung nên được mở để khoảng cách từ vị trí của ngôi nhà đến đường công cộng là ngắn nhất và di chuyển thuận tiện nhất cố thể. Ngoài việc đảm bảo lợi ích hợp pháp của một ngôi nhà được bao quanh, vấn đề về quyền của ngôi nhà mở lối đi cũng phải được xem xét.
Thứ hai: Chủ nhà được hưởng lối đi chung phải bồi thường cho chủ nhà được hưởng quyền, trừ khi có thỏa thuận khác.
Thứ ba: Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi chung được các bên đồng ý, đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại và ít gây rắc rối cho các bên; Nếu có tranh chấp về lối đi, họ có thể yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
Có thể hiểu rằng các bên có thể tự đồng ý mà không cần phải đưa ra pháp luật đến giải quyết. Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều trường hợp các bên không thể đạt được thỏa thuận vì quyền của họ, vì vậy họ chọn yêu cầu Tòa án giải quyết ghi nhận lối đi chung vào sổ đỏ. Bởi vì quyết định của Tòa án là ràng buộc về mặt pháp lý và được thi hành bởi các bên.
Thứ tư: Trong trường hợp ngôi nhà được nhiều người cùng chủ sở hữu và sử dụng khác nhau, khi chia làm lối đi chung, cần phải nhường cho những người cư ngụ cần thiết theo khoản 2 Điều này mà không được bồi thường.
Đây là trường hợp quy định về đường tự mở, khi các bên bắt đầu thiết lập quyền sở hữu và quyền sử dụng nhà đất, khi phân chia, họ phải tính toán đường dẫn cần thiết cho người trong cuộc. Việc xác định lối đi trong trường hợp này có thể được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên, bằng lời nói hoặc bằng văn bản có xác nhận giữa các bên liên quan. Trên thực tế, giải pháp tốt nhất là các bên nên thỏa thuận bằng văn bản về lối đi chung, vì nhiều khi cũng không thể tin tưởng chỉ vì những lời nói bằng miệng được, khi đó quyền lợi của họ có thể sẽ bị xâm phạm.
Khi thỏa thuận về chiều rộng lối đi chung thì có cần công chứng không?
Như chúng tôi đã phân tích, một trong những cách thức để hình thành nên lối đi chung là do các chủ sử dụng đất thỏa thuận về việc có lối đi qua (Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015). Thỏa thuận này có thể bao gồm các nội dung như kích thước, vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao (nếu có) của lối đi chung.
Bản chất của các thỏa thuận này có thể là tặng cho hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng một phần quyền sử dụng đất. Do vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, văn bản này phải được công chứng/chứng thực. Trình tự thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Những người sử dụng đất chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 8 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT/BTNMT:
– Mẫu 09/ĐK (Đơn đăng ký biến động đất đai);
– Sổ đỏ (bản gốc) đã cấp cho người sử dụng đất;
– Hợp đồng/văn bản thỏa thuận giữa các bên hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề (quyền về lối đi chung);
– Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất làm lối đi chung (diện tích mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế).
Nơi nộp hồ sơ: Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất hoặc văn phòng đăng ký đất đai/văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Bước 2: Nhận kết quả
Người sử dụng đất nhận lại sổ đỏ sau khi đã được văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cập nhật, chỉnh lý thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai, xác nhận vào sổ đỏ.
Kết luận: Khi muốn chấm dứt hoặc thay đổi về quyền sử dụng đối với lối đi chung, người sử dụng đất thực hiện thỏa thuận hoặc đề nghị Tòa giải quyết. Văn bản thỏa thuận/hợp đồng hoặc quyết định/bản án của Tòa án là căn cứ để thực hiện việc thay đổi quyền/chấm dứt quyền đối với lối đi chung.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Quy định chiều rộng lối đi chung”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Lối đi chung đó có được cấp sổ đỏ hay không phụ thuộc vào nguồn gốc sử dụng đất và sự thỏa thuận giữa những chủ thể có cùng lối đi chung.
Không bắt buộc phải đăng ký. Trường hợp sử dụng nhiều năm mà tạo thành lối đi chung có thể được đo vẽ và thể hiện trong bản đồ địa chính. Ngoài ra, lối đi chung cũng có thể tạo thành ranh giới giữa các bất động sản liền kề (tạo thành ranh giới khi tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp)
Các chủ sử dụng đất liền kề với Lối đi chung được sử dụng làm lối đi ra đường công cộng. Việc sử dụng không được làm ảnh hưởng đến các chủ sử dụng khác. Ngoài ra, các chủ sử dụng đất liền kề với lối đi chung được trổ cửa ra vào nhà; cửa sổ nhìn ra lối đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng. Không ai được quyền sử dụng lối đi chung vào mục đích cho riêng mình; và cản trở quyền sử dụng lối đi chung của người khác.