Phí sang tên sổ đỏ từ chồng sang vợ bao nhiêu?

08/11/2022 | 09:29 1784 lượt xem Thủy Thanh

Thông thường, nếu đất đai là tài sản chung của hai vợ chồng trong thời kì hôn nhân thì việc đứng tên sổ đỏ sẽ do cả hai vợ chồng đứng tên. Tuy nhiên cũng có những trường hợp cho dù tài tài sản chung của vợ chồng nhưng cũng chỉ do người chồng đứng tên, hoặc mảnh đất đó là tài sản riêng của người chồng và chỉ do chồng đứng tên. Vậy trong trường hợp người chồng muốn sang tên sổ đỏ cho vợ thì phải thực hiện thủ tục gì? và ” chi phí sang tên sổ đỏ từ chồng sang vợ” là bao nhiêu?. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, mời bạn cùng Tư vấn luật đất đai tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Câu hỏi; Chào luật sư, tôi có một mảnh đất do ông tôi để lại cho tôi trước khi tôi lấy vợ, hiện giờ mảnh đất đó đang do tôi đứng tên. Bây giờ tôi đã lấy vợ và tôi muốn tặng mảnh đất đó cho vợ tôi thì tôi cần phải thực hiện thủ tục sang tên như thế nào ạ?, và chi phí sang tên sổ đỏ từ chồng sang vợ là bao nhiêu ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Sang tên sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là từ ngữ để người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ. Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại Giấy chứng nhận như:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới. Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 nêu rõ: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, sổ đỏ là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận.

Sáng tên sổ đỏ hay còn gọi là chuyển quyền sử dụng đất.

Theo đó thì việc chuyển quyền sử dụng đất được hiểu là giao dịch dân sự trong đó đối tượng của giao dịch là quyền sử dụng đất. Chuyển quyền sử dụng đất được hiểu là sự chuyển dịch quyền sử dụng đất từ chủ thể này sang chủ thể khác theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và pháp luật về đất đai. Chuyển quyền sử dụng đất là quyền sử dụng đất được đưa vào lưu thông dân sự mà không phải đất (quyền sở hữu đất) vì đất là đối tượng của sở hữu toàn dân. Việc chuyển quyền sử dụng đất bị hạn chế bởi những điều kiện do nhà nước quy định. Quyền sử dụng đất là quyền phái sinh, phụ thuộc vào quyền sở hữu đất đai của nhà nước.

Như vậy có thể thấy, quyền sử dụng đất là một loại quyền dân sự đặc thù mà trong đó, người có quyền sử dụng đất chuyển quyền này cho người khác bằng các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, tặng cho, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật. Quyền sử dụng đất là quyền dân sự đặc thù, vì:

+ Quyền sử dụng đất là quyền tài sản gắn liền với tài sản đặc biệt là đất đai

+ Quyền sử dụng đất được pháp luật quy định về phạm vi chủ thể tham gia bị hạn chế

+ Quyền sử dụng đất được pháp luật quy định về hình thức, thủ tục thực hiện các quyền năng của người sử dụng đất được pháp luật quy định chặt chẽ.

Thủ tục sang tên sổ đỏ từ chồng sang vợ

Thủ tục sang tên sổ đỏ từ chồng sang vợ? Trong trường hợp chồng có tài sản riêng trước hôn nhân là một mảnh đất và sau khi kết hôn muốn tặng cho mảnh đất này cho vợ và cho vợ của mình đứng tên thì thủ tục sang tên sổ đỏ từ chồng sang vợ được tiến hành như sau:

Thứ nhất, để có thể tặng cho mảnh đất cho vợ của mình; mảnh đất đứng tên riêng của người chồng cần thoả một số yêu cầu luật định về tặng cho quyền sử dụng đất.

Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền tặng cho quyền sử dụng đất như sau:

– Người sử dụng đất được thực hiện các quyền tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

– Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai.

– Việc tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Thông qua quy định trên ta biết được câu trả lời cho câu hỏi đất chưa có Sổ đỏ bác ruột vẫn có thể tặng cho cháu hay không. Câu trả lời cho câu hỏi đất chưa có Sổ đỏ bác ruột vẫn có thể tặng cho cháu hay không như sau: Đất chưa có Sổ đỏ bác ruột không thể tặng cho đất cho cháu của mình được do không thoả được đủ điều kiện về tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, nếu đáp ứng đủ về điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất thì tiến hành các bước sang tên sổ đỏ từ chồng sang cho vợ.

Phí sang tên sổ đỏ từ chồng sang vợ
Phí sang tên sổ đỏ từ chồng sang vợ

Trình tự, thủ tục sang tên sổ đỏ từ chồng sang cho vợ:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ công chứng

Tại khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014 có quy định các giấy tờ trong hồ sơ công chứng gồm có:

-Phiếu yêu cầu công chứng. Là loại giấy tờ thể hiện nhu cầu của người muốn công cứng với công chứng viên.

– Bản thảo dự kiến hợp đồng thủ tục tặng quyền sử dụng đất. Bản thảo này sẽ là các điều khoản thống nhất giữa đôi bên; quy định rõ các điều kiện và quyền lợi của hai bên.

– Bản sao các loại giấy tờ tùy thân của hai bên.

– Giấy kết hôn để tránh tranh chấp giữa tài sản chung và tài sản riêng.

– Văn bản tường trình, cam kết sự việc tặng cho quyền sử dụng đất.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất hoặc bộ phận một cửa liên thông.

– Hộ gia đình; cá nhân nộp tại UBND cấp xã nơi có đất (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu.

Bước 3. Tiếp nhận, giải quyết

 -Sau khi tiếp nhận hồ sơ; Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh cấp huyện hoặc UBND cấp xã sẽ gửi thông tin sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.

– Sau khi nhận được thông báo nộp tiền (thuế, lệ phí) thì nộp theo thông báo.

– Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thông tin chuyển nhượng, tặng cho vào Sổ địa chính và ghi xác nhận vào Giấy chứng nhận.

Bước 4. Trả kết quả.

Thời gian giải quyết: Trong trường hợp thông thường theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn thực hiện không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Tuy nhiên trong trường hợp chồng tặng quyền sử dụng đất cho vợ có thể được coi là trường hợp chuyển quyền sử dụng đất từ tài sản riêng thành tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên thời gian giải quyết sẽ không quá 05 kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý: Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày và thời hạn trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ.

Phí sang tên sổ đỏ từ chồng sang vợ

Khi thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ từ chồng sang vợ, bạn phải thực hiện đóng đầy đủ làm mẫu đơn xin cấp sổ đỏ lần đầu, đóng các loại thuế khi chuyển nhượng quyền sở hữu đất, đó là:

Thứ nhất, lệ phí sang tên gồm:

  • Lệ phí địa chính: trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính 15.000 đồng/trường hợp;
  • Lệ phí thẩm định: mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (Tối thiểu 100.000 đồng tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp);

Thứ hai, lệ phí trước bạ có công thức tính như sau:

Tiền lệ phí phải nộp=Diện tích đấtxGiá đấtx0,5%

Về lệ phí trước bạ, khoản 10 điều 5 Thông tư 301 / năm nay / TT-BTC lao lý về việc miễn lệ phí trước bạ so với trường hợp :

Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà khuyến mãi giữa : vợ với chồng ; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi ; cha chồng, mẹ chồng với con dâu ; cha vợ, mẹ vợ với con rể ; ông nội, bà nội với cháu nội ; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại ; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy ghi nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và gia tài khác gắn liền với đất .

Như vậy, so với trường chồng muốn cho vợ đất hoặc ngược lại thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá thể và lệ phí trước bạ .

Thứ ba, thuế thu nhập cá nhân: với thuế thu nhập cá nhân, do sổ đỏ được chồng sang tên cho vợ nên được miễn phí thuế thu nhập.

Theo Điều 4, Khoản 1 và Khoản 4 của luật thuế thu nhập cá nhân 2007 đã nêu rõ những trường hợp chuyển nhượng bất động sản sau đây không phải đóng thuế:

+, Giữa vợ với chồng;

+, Giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;

+, Giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;

+, Giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu;

+, Giữa cha vợ, mẹ vợ với con rể;

+, Giữa ông nội, bà nội với cháu nội;

+, Giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;

+, Giữa anh, chị, em ruột với nhau.

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Phí sang tên sổ đỏ từ chồng sang vợ“ theo pháp luật hiện hành. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Ngoài ra nếu bạn đọc có quan tấm đến các vấn đề khác liên quan như là làm sổ đỏ, soạn thảo mẫu hợp đồng đặt cọc nhà đất, giấy đặt cọc mua bán nhà đất viết tay, hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, hay tư vấn đặt cọc đất,… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Tư vấn luật đất đai qua số hotline:0833.102.102.  Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp



Tặng cho quyền sử dụng đất có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Theo quy định tại Khoản 1 điều 3 thông tư 111/2013/TT-BTC thì tùy theo đối tượng được tặng cho mà xem xét có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không. Cụ thế những đối tượng sau thì không phải nộp thuế; còn những đối tượng ngoài danh sách vẫn phải nộp thuế bao gồm:  Vợ với chồng;
– Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;
– Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;
– Cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
– Bố vợ, mẹ vợ với con rể;
– Ông nội, bà nội với cháu nội;
– Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;
– Anh chị em ruột với nhau.

Hồ sơ cần chuẩn bị sang tên sổ đỏ từ chồng sang cho vợ gồm những gì?

Hồ sơ cần chuẩn bị sang tên sổ đỏ từ chồng sang cho vợ:
-Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (1 bản gốc +3 bản sao công chứng);
– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất;
– Chứng minh nhân dân/CCCD/Hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân khác bên nhận tặng cho (bản sao chứng thực);
– Bản sao giấy đăng ký kết hôn bên tặng cho/ bên được tặng cho (nếu có);
– Tờ khai lệ phí trước bạ;
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân ;
– Giấy khai sinh bên tặng cho, bên được tặng cho hoặc xác nhận của chính quyền địa phương;
– Đơn đề nghị đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK

Quy định về đứng tên quyền sử dụng đất của vợ và chồng tại Việt Nam như thế nào?

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Và theo quy định tại khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.