Phí công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao nhiêu?

06/09/2022 | 18:27 10 lượt xem Hoàng Yến

Dạ thưa Luật sư, tôi có sở hữu mảnh đất đứng tên tôi. Nay tôi muốn bán và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác. Nhưng quy trình thực hiện thủ tục tôi có cần phải đóng phí công chứng cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay không? Xin Luật sư tư vấn giúp tôi ạ.

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Tư vấn luật Đất đai. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng như làm sáng tỏ về Phí công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Công Chứng năm 2014
  • Thông tư 257/2016/TT-BTC

Phí công chứng nhà đất là gì?

Phí Công chứng nhà đất là khoản phí mà những người đi công chứng nhà đất phải nộp đến các cơ quan, phòng công chứng và các văn phòng công chứng theo mức phí đã quy định. Cụ thể, theo Điều 56 Luật Công Chứng năm 2014 quy định:

“Các loại phí công chứng bao gồm: phí công chứng hợp đồng, giao dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng…”.

Mức phí công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Theo quy định của pháp luật, hợp đồng công chứng được xem là căn cứ pháp lý cao nhất khi giao dịch chuyển quyền sở hữu nhà ở từ người bán sang người mua.

Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được tính như sau:

  • Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
  • Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
  • Giá trị hợp đồng dưới 50 triệu đồng. Mức thu tiền phí công chứng là 50.000 đồng
  • Giá trị hợp đồng từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Mức thu tiền phí công chứng là 100.000 đồng
  • Giá trị hợp đồng từ trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Mức thu tiền phí công chứng là 0,1% nhân với giá trị hợp đồng chuyển nhượng
  • Giá trị hợp đồng từ trên 1 tỷ đến 3 tỷ đồng. Mức thu tiền phí công chứng là 1.000.000 đồng cộng 0,06% nhân giá trị hợp đồng chuyển nhượng vượt quá 1 tỷ vnđ
  • Giá trị hợp đồng từ trên 3 tỉ đồng đến 5 tỷ vnđ. Mức thu phí công chứng là 2.200.000 đồng cộng 0,05% nhân giá trị hợp đồng chuyển nhượng vượt quá 3 tỷ đồng
  • Giá trị hợp đồng từ trên 10 tỉ đồng đến 100 tỉ đồng. Mức thu phí công chứng là 5.200.000 đồng cộng 0,03% nhân giá trị hợp đồng chuyển nhượng vượt quá 10 tỷ đồng
  • Giá trị hợp đồng trên 100 tỷ vnđ. Mức thu tiền phí công chứng được xác lập là 32.200.000 đồng cộng 0,02% nhân giá trị hợp đồng chuyển nhượng vượt quá 100 tỉ đồng. Tuy nhiên, mức thu tiền phí tối đa là 70 triệu đồng.

Trình tự thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bước 1: Hai bên sẽ đến văn phòng công chứng thành lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tiến hành công chứng chứng hợp đồng. Khi đi thì mình sẽ mang theo: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , sổ hộ khẩu của hai bên, đối với trường hợp người mua đã kết hôn thì có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, còn chưa thì phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính (tại UBND cấp huyện nơi có nhà, đất)

Hồ sơ thực hiện việc sang tên sổ đỏ gồm:

– Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký.

– Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính)

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)

– CMND + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)

– Đối với trường hợp cho tặng, thừa kế phải có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân.

– Thời hạn có thông báo nộp thuế: 10 ngày Sau khi có thông báo thì người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Bước 3: Kê khai hồ sơ sang tên (tại UBND quận/huyện nơi có nhà, đất)

Hồ sơ sang tên sổ đỏ – Thành phần hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị đăng ký biến động (do bên bán ký); Trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay.

– Hợp đồng chuyển nhượng; hợp đồng tặng cho; hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản; văn bản khai nhận di sản;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc)

– Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản gốc)

– Bản sao CMND + Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng.

– Thời hạn sang tên: Theo quy định của pháp luật

Bước 4: Nộp đủ lệ phí theo quy định và nhận sổ đỏ.

Các loại thuế và lệ phí phải nộp đối với bên mua :

Lệ phí trước bạ:

Các lệ phí khác

Phí công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Phí công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Ai là người phải nộp phí công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Căn cứ Theo Khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng năm 2014 quy định:

“Người yêu cầu Công chứng hợp đồng giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng”.

Nhưng người yêu cầu công chứng là bên bán hay bên mua? Pháp luật không quy định rõ bên bán hay bên mua là người bắt buộc phải nộp phí công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vì vây, hai bên có thể thỏa thuận ai là người phải trả phí công chứng hoặc hai bên đều có thể cùng nhau trả phí công chứng hoặc các loại phí khác.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Phí công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất,giá đất bồi thường khi thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai,chia đất thừa kế…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Văn phòng công chứng không công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ?

Căn cứ vào điều 191 Luật đất đai năm 2013 quy định cụ thể như sau:
” Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt…………….
Như vậy nếu không thuộc 4 trường hợp quy định tại điều 191 của Luật đất đai 2013 thì vẫn sẽ được chuyển nhượng quyền sở hữu quyền sử dụng đất này. Nếu công chứng viên không trả lời rõ ràng cụ thể thì có thể gửi văn bản khiếu nại đến trưởng phòng công chứng để khiếu nại nội dụng của mình.

Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng không sang tên thì có bị xử phạt không ?

Khỏan 4 và khỏan 6 Điều 95 Luật đất đai năm 2013 như sau:
4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;….
6. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế…
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực, bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động. Trường hợp đã quá 30 ngày kể từ ngày Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực bạn mới làm thủ tục đăng ký biến động bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại Điều 12 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có quy định như sau:
Điều 12. Không đăng ký đất đai
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký đất đai lần đầu.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các trường hợp biến động đất đai quy định tại các Điểm a, b, h, i, k và l Khỏan 4 Điều 95 của Luật Đất đai nhưng không thực hiện đăng ký biến động theo quy định.