Thông tư 05/2017/TT-BTNMT có gì nổi bật?

28/06/2022 | 10:18 11 lượt xem Trà Ly

Thông tư 05/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Để nắm bắt rõ hơn những quy định pháp luật trong Thông tư này, hãy xem trước và tải xuống văn bản trong bài viết dưới đây nhé.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:05/2017/TT-BTNMTLoại văn bản:Thông tư
Nơi ban hành:Bộ Tài nguyên và Môi trườngNgười ký:Nguyễn Thị Phương Hoa
Ngày ban hành:25/04/2017Ngày hiệu lực:15/07/2017
Ngày công báo:12/07/2017Số công báo:Từ số 487 đến số 488
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung nổi bật

Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Ngày 25/04/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT quy định về quy trình xây dựng cơ sơ dữ liệu đất đai.
Theo đó, việc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia cần tuân thủ các nguyên tắc: Đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, khoa học, kịp thời; Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được thực hiện theo quy định kỹ thuật về cơ sở đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Các cơ sở dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phải được xây dựng đồng thời và được liên kết, tích hợp với nhau; trường hợp chưa đủ điều kiện thì ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; Quy mô tổ chức triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện.
Theo Thông tư này, cơ sở dữ liệu đất đai do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng gồm: Cơ sở dữ liệu địa chính; Cơ sở dữ liệu về thống kê, kiểm kê đất đai; Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Cơ sở dữ liệu giá đất. Cơ sở dữ liệu đất đai do cơ quan Trung ương tổ chức xây dựng gồm: Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và Cơ sở dữ liệu giá đất.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15/07/2017, thay thế Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/04/2013.

Thông tư 05/2017/TT-BTNMT
Thông tư 05/2017/TT-BTNMT

Tải xuống Thông tư 05/2017/TT-BTNMT

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Cơ sở dữ liệu đất đai là gì?

Theo quy định tại khoản 23 điều 3 Luật đất đai 2013: Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính, dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử. Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác.

Cơ quan nào cung cấp dữ liệu đất đai ở địa phương?

Căn cứ Khoản 2 Điều 15 Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT: “Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở địa phương là Văn phòng đăng ký đất đai.
Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính.”

Các nguyên tắc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia?

Việc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 5, Thông tư 05/2017/TT-BTNMT ngày 25/04/2017 của Bộ tài nguyên và Môi trường như sau:
– Việc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phải đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, khoa học, kịp thời.
– Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được thực hiện theo quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Các cơ sở dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phải được xây dựng đồng thời và được liên kết, tích hợp với nhau; trường hợp chưa đủ điều kiện thì ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
– Quy mô tổ chức triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện.