Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định về nội dung gì?

28/07/2022 | 23:51 13 lượt xem Trà Ly

Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 22/08/2014 và có hiệu lực từ ngày 08/10/2014. Để nắm rõ hơn về nội dung của Thông tư 47/2014/TT-BTNMT, hãy xem và tải xuống thông tư này ở bài viết dưới đây nhé.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:47/2014/TT-BTNMTLoại văn bản:Thông tư
Nơi ban hành:Bộ Tài nguyên và Môi trườngNgười ký:Nguyễn Linh Ngọc
Ngày ban hành:22/08/2014Ngày hiệu lực:08/10/2014
Ngày công báo:15/10/2014Số công báo:Từ số 937 đến số 938
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung nổi bật

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 47/2014/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp, trong đó đã quy định về tập bản đồ hành chính nhà nước.

Theo đó, tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định về tập bản đồ hành chính nhà nước như sau:

– Tập bản đồ hành chính nhà nước có cấu trúc phải thể hiện được đầy đủ các đơn vị hành chính của đơn vị hành chính cần thể hiện; tùy mục đích sử dụng có thể bổ sung các bản đồ phụ, các bảng số liệu thống kê để làm rõ các nội dung chuyên môn khi các bản đồ hành chính trong tập chưa thể hiện được;

– Việc sắp xếp các trang bản đồ trong tập bản đồ hành chính nhà nước đảm bảo tính logic theo nguyên tắc: Từ chung đến riêng; từ cấp cao đến cấp thấp hơn; từ khái quát đến cụ thể; các bản đồ hành chính cấp tỉnh, huyện trong tập theo thứ tự vị trí địa lý từ vĩ độ lớn xuống vĩ độ nhỏ hơn, kinh độ nhỏ đến kinh độ lớn hơn;

– Bố cục từng trang bản đồ trong tập bản đồ hành chính nhà nước đảm bảo tính hoàn chỉnh, thống nhất và tùy loại bản đồ hành chính áp dụng tương ứng theo các quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

Thông tư 47/2014/TT-BTNMT
Thông tư 47/2014/TT-BTNMT

– Cấu trúc tập bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước như sau: Bìa; bìa lót; thủ tục xuất bản; lời nói đầu; mục lục; ký hiệu; bản đồ hành chính toàn quốc; các bản đồ hành chính cấp tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam; bảng thống kê địa danh hành chính, diện tích, dân số của các đơn vị hành chính cấp huyện, tỉnh; bảng tra cứu địa danh trong tập;

– Cấu trúc tập bản đồ hành chính cấp tỉnh nhà nước như sau: Bìa; bìa lót; thủ tục xuất bản; lời nói đầu; mục lục; ký hiệu; bản đồ hành chính cấp tỉnh của đơn vị hành chính thành lập bản đồ; các bản đồ hành chính cấp huyện của đơn vị hành chính thành lập bản đồ; bảng thống kê địa danh hành chính, diện tích, dân số các đơn vị hành chính cấp huyện và xã của đơn vị hành chính thành lập tập bản đồ;

– Cấu trúc tập bản đồ hành chính cấp huyện nhà nước như sau: Bìa; bìa lót; thủ tục xuất bản; lời nói đầu; mục lục; ký hiệu; các bản đồ xã; bảng thống kê địa danh hành chính, diện tích dân số đơn vị hành chính cấp xã của đơn vị hành chính thành lập tập bản đồ; bảng tra cứu địa danh trong tập.

Thông tư 47/2014/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 22/08/2014.

Tải xuống Thông tư 47/2014/TT-BTNMT

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thông tư 47/2014/TT-BTNMT“. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Bản đồ hành chính là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính quy định như sau:
Bản đồ hành chính là bản đồ chuyên đề có yếu tố chuyên môn thể hiện sự phân chia lãnh thổ và quản lý đơn vị hành chính theo quy định của Nhà nước Việt Nam.

Nội dung của bản đồ hành chính các cấp như thế nào?

Nội dung bản đồ hành chính các cấp bao gồm:
1. Yếu tố cơ sở toán học: Khung trong bản đồ; lưới kinh tuyến vĩ tuyến; các điểm tọa độ, độ cao quốc gia; ghi chú tỷ lệ, thước tỷ lệ.
2. Yếu tố chuyên môn: Biên giới quốc gia và địa giới hành chính.
3. Yếu tố nền địa lý: Thủy văn; địa hình; dân cư; kinh tế – xã hội; giao thông.
4. Các yếu tố khác: Tên bản đồ; bản chú giải; bảng diện tích dân số; bản đồ phụ; tên cơ quan chủ quản; tên đơn vị thành lập bản đồ; tên và nguồn gốc tài liệu thành lập; tên nhà xuất bản và người chịu trách nhiệm xuất bản; tên đơn vị in sản phẩm; thông tin giấy phép xuất bản; bản quyền tác giả; năm xuất bản.

Bản đồ hành chính các cấp gồm bao nhiêu loại?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định kỹ thuật thành lập bản đồ địa chính các cấp có quy định về các loại bản đồ hành chính các cấp như sau:
1. Bản đồ hành chính toàn quốc là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền biển, đảo và quần đảo.
2. Bản đồ hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là bản đồ hành chính cấp tỉnh) là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp huyện, xã thuộc lãnh thổ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Bản đồ hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là bản đồ hành chính cấp huyện) là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp xã thuộc lãnh thổ một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
4. Tập bản đồ hành chính toàn quốc là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ hành chính cấp tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam có cùng kích thước.
5. Tập bản đồ hành chính cấp tỉnh là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ hành chính cấp huyện thuộc đơn vị hành chính cấp tỉnh có cùng kích thước.
6. Tập bản đồ hành chính cấp huyện là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ xã, phường, thị trấn thuộc đơn vị hành chính cấp huyện có cùng kích thước.