Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng như thế nào?

22/05/2023 | 11:33 24 lượt xem Thủy Thanh

Hiện nay đi kèm với sự phát triển không ngừng của nền minh tế và xã hội nước ta đã dẫn đến việc xuất hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng. Để nhằm quản lý một cách có hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng này tránh trường hợp đầu tư tràn lan và bỏ dở dự án thì Nhà nước ta đã ban hành ra các quy định về việc quản lý dự án đầu tư này. Vậy thì “Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng” hiện nay được quy định cụ thể ra sao?. hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây ngay nhé.

Dự án đầu tư xây dựng là gì?

Hiện nay, có rất nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình khác nhau tùy theo các tiêu chí phân loại và các quy định đối với từng nhóm dự án công trình xây dựng cũng có quy trình, thủ tục, quản lý, cách thức thực hiện riêng biệt.

Căn cứ tại khoản 15 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 về khái niệm dự án đầu tư xây dựng cụ thể như sau:

Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Trong đó, hoạt động xây dựng sẽ gồm các công việc theo quy định tại Khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 gồm:

– Khảo sát xây dựng;

– Thiết kế xây dựng;

– Lập quy hoạch xây dựng;

– Thi công xây dựng;

– Lập dự án đầu tư xây dựng công trình;

– Giám sát xây dựng;

– Quản lý dự án;

– Lựa chọn nhà thầu;

– Nghiệm thu công trình xây dựng và bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì;

– Các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng

Quản lý dự án xây dựng là một trong những công việc quan trọng nhất trong ngành xây dựng. Việc này ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến tiến độ và chất lượng của dự án. Quản lý dự án xây dựng là dịch vụ chuyên nghiệp áp dụng các kỹ thuật, kiến thức chuyên môn để quản lý công trình đầu tư và xây dựng. Quản lý dự án xây dựng công trình là hoạt động giám sát và chịu trách nhiệm về các công việc như lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng dự án… từ khi bắt đầu đến kết thúc.

Hiện nay, nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 66 Luật xây dựng 2014 như sau:

– Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoặc giao Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án, tổng thầu (nếu có) thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật xây dựng 2014.

Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng

Lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng

Hiện nay, có rất nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình khác nhau tùy theo các tiêu chí phân loại và các quy định đối với từng nhóm dự án công trình xây dựng cũng có quy trình, thủ tục, quản lý, cách thức thực hiện riêng biệt. Quản lý dự án đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với ngành xây dựng.

Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư lựa chọn hình thức quản lý dự án quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, cụ thể như sau:

– Người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (sau đây gọi là Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực) trên cơ sở số lượng, tiến độ thực hiện các dự án cùng một chuyên ngành, cùng một hướng tuyến, trong một khu vực hành chính hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ vốn;

– Trong trường hợp không áp dụng hình thức quản lý dự án theo điểm a khoản này, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án hoặc chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án.

Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công hoặc vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án được quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.

Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ. Trường hợp điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ không có quy định cụ thể thì hình thức tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo quy định của Nghị định này.

Đối với dự án PPP, hình thức quản lý dự án được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 phù hợp với yêu cầu quản lý, điều kiện cụ thể của dự án và thỏa thuận tại hợp đồng dự án.

Quy trình và thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng

Đầu tư được xem là một hoạt động khá quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt là các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng. Việc phát triển các khu đô thị, khu dân cư, các công trình xây dựng hiện đại chính là một minh chứng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Theo quy định hiện nay có 03 giai đoạn để tiến hành đầu tư xây dựng:

Thứ nhất, giai đoạn chuẩn bị dự án

Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng, vì vậy để một dự án đầu tư xây dựng được diễn ra thuận lợi các nhà đầu tư cần đặc biệt quan tâm ở giai đoạn này. Giai đoạn này sẽ được bao gồm các công việc sau đây:

Sau khi chủ đầu tư đã có ý tưởng về việc đầu tư thì tiến hành việc nghiên cứu thị trường, năng lực đầu tư, khả năng huy động các nguồn lực và lựa chọn địa điểm đầu tư.

Việc lập báo cáo đầu tư sẽ tùy thuộc và nhu cầu của chủ đầu tư mà tiến hành lập báo cáo phù hợp với tình hình thực tế. Các hình thức lập báo cáo bao gồm sau đây:

+ Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có);

+ Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi;

+ Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

Tiếp theo chủ đầu tư tiến hành nộp báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thẩm định và phê duyệt dự án, thiết kế cơ sở. Và tùy thuộc vào từng loại dự án mà thẩm quyền thẩm định và phê duyệt sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo đúng quyền hạn của mình.

Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xấy dựng để lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc phù hợp nhất. Tổ chức, cá nhân có phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn được ưu tiên thực hiện các bước thiết kế tiếp theo khi có đủ điều kiện năng lực thực hiện theo quy định.

Cuối cùng để đảm bảo an toàn cho các dự án đầu tư, các chủ đầu tư tiến hành quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Thứ hai, thực hiện dự án đầu tư xây dựng

+ Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có);

+ Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);

+ Khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;

+ Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng);

+ Thực hiện với đấu thầu và lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;

+ Thi công xây dựng công trình;

+ Giám sát thi công xây dựng;

+ Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành;

+ Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành;

+ Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;

Thứ ba, giai đoạn kết thúc xây dựng

Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình dự án đầu tư xấy dựng. Kết thúc việc thi công xây dựng để bắt đầu đưa dự án vào quá trình vận hành. Ở giai đoạn này sẽ bao gồm các công việc sau đây:

– Nghiệm thu đưa vào khai thác và sự dụng

+ Công trình xây dựng được đưa vào khai thác sử dụng khi đã xây dựng hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt, vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng.

+ Tùy theo điều kiện cụ thể của từng công trình, trong quá trình xây dựng có thể tiến hành bàn giao từng phần công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành thuộc dự án hoặc dự án thành phần để khai thác theo yêu cầu của chủ đầu tư.

+ Biên bản nghiệm thu bàn giao từng phần công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình hoàn thành là văn bản pháp lý để chủ đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư.

– Kết thúc xây dựng công trình

Kết thúc xây dựng công trình khi chủ đầu tư đã nhận bàn giao toàn bộ công trình và công trình đã hết thời gian bảo hành theo quy định.

Trước khi bàn giao công trình, nhà thầu xây dựng phải di chuyển hết tài sản của mình ra khỏi khu vực công trường xây dựng.

–  Vận hành công trình xây dựng, dự án đầu tư xây dựng

Sau khi nhận bàn giao công trình xây dựng, dự án đầu tư xây dựng chủ đầu tư hoặc tổ chức được giao quản lý sử dụng công trình xây dựng có trách nhiệm vận hành, khai thác đảm bảo hiệu quả công trình, dự án theo đúng mục đích và các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật đã được phê duyệt.

Chủ đầu tư hoặc tổ chức được giao quản lý sử dụng công trình xây dựng có trách nhiệm thực hiện duy tu, bảo dưỡng, bảo trì công trình theo quy định.

– Quyết toán hợp đồng xây dựng;

– Bảo hành công trình xây dựng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Vấn đề Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng đã được chúng tôi giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo hợp đồng đặt cọc nhà đất đơn giản… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án thế nào?

– Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng. Trường hợp không đủ Điều kiện thực hiện, chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ Điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này để tham gia quản lý dự án.
– Giám đốc quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 73 Nghị định này, trừ trường hợp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
– Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo quyết định của chủ đầu tư và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc đảm nhận.

Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm những gì?

– Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của Nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
– Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
– Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.
– Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.
– Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
– Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện theo quy định.
– Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.
– Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.
– Khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường.