Đất đai là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước đứng ra quản lý. Để được sở hữu đất, người dân cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Về vấn đề sở hữu nhà đất đối với người nước ngoài, Nhà nước cũng đã quy định rõ tại các văn bản pháp luật liên quan. Nhiều độc giả băn khoăn không biết liệu theo quy định hiện hành, Người nước ngoài không được sở hữu đất tại Việt Nam có đúng không? Người nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không? Người nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Người nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không?
Theo quy định của Luật đất đai năm 2013 về đối tượng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể:
Điều 169. Nhận quyền sử dụng đất
Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thông qua chuyển đổi quyền sử dụng đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 179 của Luật này;
b) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ;
c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 và điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này;
d) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất;
đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;
e) Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
g) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
h) Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất;
i) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định;
k) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung;
Như vậy, người nước ngoài thì không được phép nhận chuyển nhượng, mua bán đất tại Việt Nam.
Người nước ngoài không được sở hữu đất tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013 về người sử dụng đất thì người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
- Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
- Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
- Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Như vậy theo quy định trên thì người nước ngoài không thuộc đối tượng nhận chuyển quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Do đó, người nước ngoài sẽ không được phép nhận chuyển nhượng, mua bán đất tại Việt Nam và không được sở hữu đất ở Việt Nam. Tuy nhiên, người nước ngoài vẫn được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở.
Người nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?
Căn cứ Điều 159 Luật Nhà ở 2014 Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
“1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, đối tượng là người nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua 02 nhóm hình thức sau:
– Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;
– Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Theo Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở thì người nước ngoài để được mua nhà thì phải có giấy tờ chứng minh.
Trường hợp 1: Điều kiện với tổ chức
Tổ chức thì phải Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp còn hiệu lực tại thời điểm ký hợp đồng mua nhà, thuê mua nhà ở.
Trường hợp 2: Điều kiện với cá nhân
Cá nhân người nước ngoài phải đáp ứng 02 điều kiện sau:
(i) Có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam;
(ii) Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao
Người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư. Trường hợp là nhà riêng lẻ (biệt thự, nhà ở liền kề) ở khu vực có dân số tương đương một phường chỉ được mua không quá 250 căn.
Trường hợp 1 dự án hay từ 2 dự án trở lên mà có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn, người nước ngoài mua bán nhà ở không quá 10% (250 căn) tổng số lượng nhà ở trong dự án đó.
Thời hạn sở hữu nhà của người nước ngoài là bao lâu?
– Cá nhân người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bằng thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán nhưng tối đa không quá 50 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận và có thể gia hạn nếu có nhu cầu.
Nếu như người nước ngoài kết hôn với công dân là Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo hình thức ổn định, lâu dài như công dân Việt Nam.
Về thời hạn người nước ngoài sở hữu nhà khi nhận chuyển nhượng thì tối đa không quá 50 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận và ghi rõ trong Giấy chứng nhận. Trường hợp chuyển nhượng cho người nước ngoài khác thì bên nhận chuyển nhượng có thời hạn sở hữu trong thời hạn còn lại không phải là 50 năm như ban đầu.
Nếu hết thời hạn sở hữu nhà ở mà không xin gia hạn, không bán, tặng cho các đối tượng thuộc sở hữu nhà ở Việt Nam thì bất động sản này thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.
Đối với trường hợp người nước ngoài thuê nhà ở Việt Nam sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ với chủ đầu tư theo hợp đồng thuê nhà ở, nếu người nước ngoài thuê nhà kinh doanh (cho thuê lại) thì phải được sự đồng ý của bên chủ đầu tư.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Tư vấn luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Người nước ngoài không được sở hữu đất” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là hợp đồng cho thuê nhà và đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Đối với cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định pháp luật.
Đối với cá nhân nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi; miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định pháp luật.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau:
Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định pháp luật;
Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng; an ninh theo quy định pháp luật Việt Nam. Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở. Theo đó, người nước ngoài không được mua, thuê mua nhà ở ngoài danh mục này.
Người nước ngoài đứng tên mua nhà ở Việt Nam phải có các giấy tờ sau:
– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam.
– Hộ chiếu còn giá trị và được đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam; Thẻ thường trú; thẻ tạm trú; giấy chứng nhận được phép cư trú tại Việt Nam 12 tháng trở lên.