Người mua nhà trả góp chết thì giải quyết thế nào?

28/08/2022 | 22:02 13 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi nếu người mua nhà trả góp chết thì giải quyết thế nào? Tôi có cho người quen mua nhà trả góp. Nay người đó đã mất. Tôi có đến nhà nói chuyện thì vợ anh ta nói không biết. Bây giờ nhà do họ ở thì chính là nhà của họ. Còn tiền thì người mất coi như xong, chứ không thể đòi tiền từ người chết được. Người mua nhà trả góp chết thì giải quyết thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Di sản thừa kế gồm những gì?

Để trả lời cho câu hỏi nhà đang trả góp có phải di sản thừa kế không, trước hết cần tìm hiểu di sản thừa kế là gì? Theo đó, di sản thừa kế được xác định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự gồm:

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Theo quy định này, di sản thừa kế gồm:

– Tài sản riêng của người chết có được khi còn sống: Tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của người đó như tài sản riêng vợ chồng, tài sản người đó được tặng cho riêng, được thừa kế riêng…

– Phần tài sản của người đó nằm trong tài sản chung với người khác: Đây là phàn tài sản của người chết cùng với những đồng sở hữu khác. Có thể kể đến tài sản của người chết trong khối tài sản chung vợ chồng, phần tài sản của người này trong quyền sử dụng đất của hộ gia đình…

Người mua nhà trả góp chết thì giải quyết thế nào?
Người mua nhà trả góp chết thì giải quyết thế nào?

Người mua nhà trả góp chết thì giải quyết thế nào?

Căn cứ Điều 125 Luật Nhà ở 2014 có quy định như sau:

1. Việc mua bán nhà ở trả chậm, trả dần do các bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở; trong thời gian trả chậm, trả dần, bên mua nhà ở được quyền sử dụng nhà ở và có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó, trừ trường hợp nhà ở còn trong thời hạn bảo hành theo quy định của Luật này hoặc các bên có thỏa thuận khác.

2. Bên mua nhà ở trả chậm, trả dần chỉ được thực hiện các giao dịch mua bán, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn nhà ở này với người khác sau khi đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trường hợp trong thời hạn trả chậm, trả dần mà bên mua nhà ở chết thì người thừa kế hợp pháp được thực hiện tiếp các quyền, nghĩa vụ của bên mua nhà ở và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sau khi người thừa kế đã trả đủ tiền mua nhà cho bên bán.

3. Trường hợp bên mua nhà ở có nhu cầu trả lại nhà ở đã mua trong thời gian trả chậm, trả dần và được bên bán nhà ở đồng ý thì hai bên thỏa thuận phương thức trả lại nhà ở và việc thanh toán lại tiền mua nhà ở đó.

Như vậy, những người thừa kế của cha bạn sẽ tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng mua nhà trả góp của cha bạn.

Lưu ý đối với mẫu hợp đồng mua nhà ở trả góp hiện nay

– Hợp đồng mua bán nhà ở phải được công chứng, chứng thực theo quy định tại Điều 122 Luật nhà ở năm 2014;

– Các bên tham gia hợp đồng phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 119 Luật nhà ở năm 2014;

– Nếu bên bán là cá nhân thì ghi tên người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu về nhà ở; nếu bên bán là tổ chức thì ghi thông tin tên của tổ chức, địa chỉ, điện thoại, số tài khoản, tên và chức vụ người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó;

– Nếu bên mua là tổ chức thì ghi thông tin tên của tổ chức, địa chỉ, điện thoại, số tài khoản, tên và chức vụ người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó;

– Nhà ở được mua bán phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 118 Luật nhà ở năm 2014;

– Giá mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định tại Điều 124 Luật nhà ở năm 2014;

– Trường hợp mua nhà ở xã hội trả chậm, trả dần thì lần đầu phải thanh toán không quá 20% giá nhà ở (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác) và thời hạn mua nhà ở phải đảm bảo tối thiểu là 10 năm, kể từ ngày ký kết hợp đồng mua bán nhà;

-Trường hợp mua nhà ở xã hội theo phương thức trả chậm, trả dần thì Bên bán giao giấy tờ nhà ở sau khi Bên mua đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở theo đúng thời hạn các bên đã thỏa thuận;

– Đối với trường hợp phải chứng thực hoặc công chứng theo quy định pháp luật.

Việc mua nhà ở trả góp được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 125 Luật Nhà ở 2014 quy định về việc mua bán nhà ở trả chậm, trả dần quy định như sau:

“Điều 125. Mua bán nhà ở trả chậm, trả dần

1. Việc mua bán nhà ở trả chậm, trả dần do các bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở; trong thời gian trả chậm, trả dần, bên mua nhà ở được quyền sử dụng nhà ở và có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó, trừ trường hợp nhà ở còn trong thời hạn bảo hành theo quy định của Luật này hoặc các bên có thỏa thuận khác.

2. Bên mua nhà ở trả chậm, trả dần chỉ được thực hiện các giao dịch mua bán, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn nhà ở này với người khác sau khi đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trường hợp trong thời hạn trả chậm, trả dần mà bên mua nhà ở chết thì người thừa kế hợp pháp được thực hiện tiếp các quyền, nghĩa vụ của bên mua nhà ở và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sau khi người thừa kế đã trả đủ tiền mua nhà cho bên bán.

3. Trường hợp bên mua nhà ở có nhu cầu trả lại nhà ở đã mua trong thời gian trả chậm, trả dần và được bên bán nhà ở đồng ý thì hai bên thỏa thuận phương thức trả lại nhà ở và việc thanh toán lại tiền mua nhà ở đó.”

Người mua nhà trả góp chết thì giải quyết thế nào?
Người mua nhà trả góp chết thì giải quyết thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Người mua nhà trả góp chết thì giải quyết thế nào?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Nội dung của hợp đồng mua nhà ở trả góp gồm những gì?

 Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.

Mua trả chậm, trả dần nhà ở có được không?

1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Có mấy đợt thanh toán khi mua trả góp chung cư?

Khoản 19 Điều 3 Luật Nhà ở giải thích, nhà ở hình thành trong tương lai là loại nhà hoặc căn hộ đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Nhà ở hình thành trong tương lai khi đưa vào mua bán không cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (điểm a khoản 2 Điều 118 Luật Nhà ở).