Theo quy định mới nhất của Luật cư trú 2020 thì hiện nay trên các tỉnh thành địa phương đã hoàn toàn loại bỏ sổ hộ khẩu ra khỏi các giấy tờ cần thiết. Các thủ tục liên quan đến sổ hộ khẩu cũng có sự thay đổi đáng kể. Thay vì sử dụng sổ hộ khẩu giấy người dân có thể thực hiện xác nhận thông tin qua căn cước công dân gắn chip và phần mềm VNeID của bộ công an. Vậy đối với thủ tục mua nhà hiện nay có cần có sổ hộ khẩu không? Đây là câu hỏi của rất nhiều người đặt ra cho tư vấn luật đất đai. Để giải đáp thắc mắc này mời bạn đón đọc bài viết “Mua nhà có cần hộ khẩu không?” dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Luật cư trú 2020
- Nghị định 104/2022/NĐ-CP
Mua nhà có cần hộ khẩu không?
Mua bán nhà đất là cách gọi thông thường và ngắn gọn. Đúng theo pháp luật thì cụm từ mua bán nhà đất được gọi là chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất trong trường hợp này là nhà ở. Hiểu một cách đơn giản mua bán nhà đất là một bên chuyển giao quyền sử dụng nhà và đất của mình cho bên mua theo đúng pháp luật
Từ ngày 01/01/2023 Nghị định 104/2022/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực. Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định về việc bỏ Sổ hộ khẩu giấy từ năm 2023. Khi Sổ hộ khẩu giấy bị khai tử, người dân có thể dùng một trong các loại giấy tờ sau khi thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, thuế, nhà ở, nhà ở xã hội:
– Thẻ Căn cước công dân
– Chứng minh nhân dân
– Giấy xác nhận thông tin về cư trú
– Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong CSDL quốc gia về dân cư.
Ngoài ra, việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong 04 phương thức căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP, bao gồm:
– Phương thức 1: Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
– Phương thức 2: Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID.
– Phương thức 3: Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp.
– Phương thức 4: Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Như vậy từ năm 2023 người dân mua bán đất không cần mang theo sổ hộ khẩu, có thể mang theo bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú: thẻ CCCD gắn chip hoặc giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thay thế cho sổ hộ khẩu.
Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở như thế nào?
Mua bán nhà đất cũng phải tuân theo những điều kiện nhất định. Vậy điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở như thế nào? Điều kiện đầu tiên bên bán cần là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở…
Căn cứ tại Điều 119 Luật Nhà ở 2014 quy định điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở như sau:
– Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:
+ Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
+ Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
– Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là cá nhân thì phải có điều kiện sau đây:
+ Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;
+ Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
– Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập.
– Trường hợp là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở như thế nào?
Việc mua bán nhà ở phải được lập thành hợp đồng có các nội dung quy định tại Luật nhà ở 2014. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bán thực hiện bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở gắn với nhà ở đó trong một thời hạn nhất định cho bên mua theo quy định của Chính phủ. Nhìn chung việc mua bán nhà ở sẽ do thoả thuận của hai bên và khi phát sinh các vấn đề liên quan thì 2 bên sẽ phải cùng ngồi lại để giải quyết vấn đề.
Căn cứ tại Điều 120 Luật Nhà ở 2014 quy định trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở như sau:
– Các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại có các nội dung quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014; trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì chỉ cần lập văn bản tặng cho.
– Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó; trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, bên nhận tặng cho, nhận đổi, nhận góp vốn, nhận thừa kế nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở hợp pháp có nhà ở đó thì đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu giấy ủy quyền viết tay chi tiết
- Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu không khớp địa chỉ phải làm sao?
- Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất thế nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mua nhà có cần hộ khẩu không?″ đã được Tuvandatdai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Như vậy từ năm 2023 người dân mua bán đất không cần mang theo sổ hộ khẩu, có thể mang theo bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú: thẻ CCCD gắn chip hoặc giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thay thế cho sổ hộ khẩu.
Ngoài ra, việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong 04 phương thức căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP, bao gồm:
– Phương thức 1: Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
– Phương thức 2: Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID.
– Phương thức 3: Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp.
– Phương thức 4: Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Từ ngày 01/01/2023 Nghị định 104/2022/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực. Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định về việc bỏ Sổ hộ khẩu giấy từ năm 2023. Khi Sổ hộ khẩu giấy bị khai tử, người dân có thể dùng một trong các loại giấy tờ sau khi thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, thuế, nhà ở, nhà ở xã hội:
– Thẻ Căn cước công dân
– Chứng minh nhân dân
– Giấy xác nhận thông tin về cư trú
– Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong CSDL quốc gia về dân cư.