Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu không khớp địa chỉ phải làm sao?

08/06/2023 | 17:13 24 lượt xem Thủy Thanh

Câu hỏi: Chào luật sư, hôm trước tôi bỏ giấy tờ ra để làm thủ tục mua bán đất đai thì có phát hiện là thông tin trong “Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu không khớp địa chỉ” với nhau, luật sư cho tôi hỏi là khi thông tin giữa hai loại giấy tờ này không khớp nhau thì tôi cần phải thực hiện những thủ tục gì để đính chính lại thông tin và tôi sẽ phải lấy thông tin ở đâu để làm thông tin gốc để sửa lại giấy tờ ạ?. Mong luật sư giải đáp.

Trong quá trình quản lý dân cư, thì nhà nước ta sẽ cung cấp cho người dân những giấy tờ trong đó có ghi nhận các thông tin về nhân thân của công dân để làm căn cứ quản lý về hộ tịch của công dân đó chẳng hạn như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu …. Các thông tin trong những giấy tờ này cần phải được thống nhất và đồng bộ với nhau. Vậy thì trong trường hợp Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu không khớp địa chỉ thì phải giải quyết thế nào?. Hãy cùng tư vấn luật đất đai tìm hiểu ngay nhé.

Khái niệm chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu

Chứng minh nhân dân

Chứng minh nhân dân (CMND) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

CMND có hình chữ nhật dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm, hai mặt CMND in hoa văn màu xanh trắng nhạt.

Mặt trước: Bên trái, từ trên xuống: hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 14 mm; ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên xuống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; chữ “Chứng minh nhân dân” (màu đỏ); số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú.

Mặt sau: Trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhận dạng; ngày, tháng, năm cấp Chứng minh nhân dân; chức danh người cấp; ký tên và đóng dấu.

Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một số chứng minh nhân, số chứng minh nhân dân gồm 9 số hoặc 12 số tự nhiên nằm ở phần mặt trước chứng minh nhân dân, do Bộ Công an cấp và quản lý thông nhất trên toàn quốc.

Số chứng minh nhân dân được sử dụng để ghi vào một số loại giấy tờ khác nhau của công dân như sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, giấy chứng nhận kết hôn…

Khi có một số thông tin thay đổi trên chứng minh nhân dân hoặc chứng minh nhân dân bị mất thì sẽ thực hiện theo thủ tục đổi, cấp lại giấy chứng minh nhân dân khác nhưng số chứng minh nhân dân vẫn giữ nguyên theo số đã được ghi trên chứng minh nhân dân đã cấp.

Sổ hộ khẩu

Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lí kinh tế của đất nước. 

Sổ hộ khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật cư trú 2006 như sau:

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

Như vậy, Sổ hộ khẩu chính là phương thức cơ quan Nhà nước dùng quản lý nhân khẩu ở các hộ gia đình. Thông qua Sổ hộ khẩu có thể xác định nơi cư trú hợp pháp của công dân, cụ thể hơn là nơi thường trú của công dân để quản lý nơi cư trú của công dân tại từng địa điểm cụ thể.

Sổ hộ khẩu còn có vai trò xác định thẩm quyền giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến mỗi công dân.

Hiện nay, tại Luật Cư trú 2020, không còn khái niệm cụ thể về sổ hộ khẩu.

Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu không khớp địa chỉ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trường hợp các thông tin trong các loại giấy tờ tùy thân không trùng khớp nhau. Nếu gặp trường hợp các thông tin trong Sổ hộ khẩu và Chứng minh nhân dân bị sai lệch thì cần làm như sau: 

Theo Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật hộ tịch 2014 thì:

  • Trong các hồ sơ, giấy tờ hộ tịch gắn liền với nhân thân mỗi người: giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu, đăng ký kết hôn thì giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc và thông tin trên các giấy tờ khác phải phù hợp với thông tin trên giấy khai sinh
  • Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

Có nghĩa là nếu thông tin về ngày tháng năm sinh trong chứng minh nhân dân và Sổ hộ khẩu không trùng khớp nhau thì phải dựa trên Giấy khai sinh xem thông tin trên loại giấy tờ nào bị sai lệch và tiến hành làm lại giấy tờ đó theo thủ tục và quy định của pháp luật.

Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu không khớp địa chỉ

Thủ tục thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu

Nhiều người gặp trường hợp Sổ hộ khẩu sai sót hay có nhu cầu thay đổi thông tin về ngày, tháng, năm sinh, quê quán…thì chủ hộ, người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh thay đổi theo quy định của pháp luật.

– Khi có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh (Điều 29 Luật Cư trú 2006).

Căn cứ Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành thi:

Hồ sơ gồm:

– Sổ hộ khẩu;

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

– Giấy khai sinh.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan công an có thẩm quyền  phải điều chỉnh, bổ sung các thay đổi trong sổ hộ khẩu.

Thẩm quyền giải quyết:

Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

+ Công an huyện, quận, thị xã (đối với thành phố trực thuộc trung ương)

+ Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tình ( đối với tỉnh)

 Chú ý: Trường hợp làm thủ tục điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu thì người đến làm thủ tục phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật về dân sự.

Thủ tục cấp lại CMND

Khi mất chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hay thuộc trường hợp có thay đổi ngày tháng năm sinh thì người dân sẽ làm thủ tục cấp lại, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cấp lại chứng minh nhân dân cụ thể như sau:

Căn cư Điều 6 Nghị định 03/2013/VBHN-BCA về chứng minh nhân dân thủ tục xin cấp lại CMND được thực hiện như sau:

 Hồ sơ xin cấp lại Chứng minh nhân dân:

+ Đơn trình bày việc cấp lại Chứng minh nhân dân và đơn phải có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú

+ Xuất trình hộ khẩu thường trú

+ Xuất trình quyết định thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

+ Chụp ảnh;

+ In vân tay hai ngón trỏ;

+ Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;

– Thời hạn cấp lại chứng minh nhân dân: Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục cấp lại, cơ quan Công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã là không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.

– Thẩm quyền cấp lại Chứng minh thư nhân dân:

+ Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú hoặc Công an cấp tỉnh theo phân cấp.

+  Công dân đang phục vụ trong quân đội, công an (trừ nghĩa vụ quân sự) chưa đăng ký hộ khẩu cùng gia đình hiện ở tập trung trong doanh trại thì đến Công an cấp huyện nơi đơn vị đóng trụ sở chính, nơi bố trí nhà ở tập thể của đơn vị làm thủ tục.

– Lệ phí: Công dân được cấp lần đầu, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân, phải nộp lệ phí theo quy định: Cấp đổi, cấp lại theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhưng không quá 6.000 đồng (lệ phí không bao gồm tiền chụp ảnh).

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Vấn đề Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu không khớp địa chỉ đã được chúng tôi giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới soạn thảo giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn điều chỉnh thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 35/2014/TT-BCA thời hạn điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu thực hiện như sau
– Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày có quyết định thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của cơ quan có thẩm quyền thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người đại diện trong hộ phải làm thủ tục điều chỉnh trong sổ hộ khẩu;
– Trong thời hạn 03 (ba) tháng, kể từ ngày có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thông báo để công dân đến làm thủ tục điều chỉnh trong sổ hộ khẩu. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có thông báo của cơ quan đăng ký cư trú, công dân có trách nhiệm đến để làm thủ tục điều chỉnh trong sổ hộ khẩu;
– Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh; trong cùng một huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố, thị xã thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được ủy quyền phải làm thủ tục điều chỉnh trong sổ hộ khẩu.
– Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải thông báo cho tàng thư căn cước công dân và Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người có thay đổi.
– Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có trách nhiệm chuyển hồ sơ điều chỉnh, bổ sung cho Công an huyện lưu tàng thư hồ sơ hộ khẩu. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Công an huyện phải thông báo cho tàng thư căn cước công dân.

Ý nghĩa số chứng minh nhân dân là gì?

Hiện nay, khi làm thủ tục cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy tờ tùy thân, chứng minh nhân dân được thay thế bởi căn cước công dân. Số của thẻ căn cước công dân chính số định danh cá nhân.
Theo Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP, dãy số này gồm 12 số, có cấu trúc gồm 06 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 06 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Cụ thể là:
– 03 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh
Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân khai sinh có các mã từ 001 đến 0096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước