Mấu giấy chứng nhận đồng sở hữu nhà đất theo chuẩn quy định

20/04/2023 | 17:21 853 lượt xem Bảo Nhi

Theo quy định của pháp luật đất đai hiện nay về đất đai tại Việt Nam được quy định rất rõ những điều khoản tại Luật đất đai năm 2013 về các quyền sở hữu đất của mọi người, trong luật này đều có biện pháp bảo đảm hoặc các trường hợp tranh chấp đất đai xảy ra. Trong luật cũng đã có quy định về việc người sở hữu đất được nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất song song với những quan hệ đồng sở hữu đất. Đất đồng sở hữu đây là cách gọi phổ biến của hầu hết người dân dùng để chỉ đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tư vấn đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Giấy chứng nhận đồng sở hữu nhà đất” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Quy định về đứng tên cấp Sổ đỏ Sổ hồng

Tại Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Điều 98. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”

Căn cứ quy định trên có thể thấy một số vấn đề sau:

– Quy định về ghi tên: Giấy chứng nhận phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.

– Cách thể hiện tên trên Giấy chứng nhận: Khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định rõ về cách ghi tên những người có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:

+ Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận; tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”.

+ Thửa đất có nhiều cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp 01 Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực) thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó.

Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.

+ Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên trang 1 không hết thì dòng cuối trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”.

– Số lượng Giấy chứng nhận được cấp: Sẽ cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận (thông tin trên các Giấy chứng nhận giống nhau), trừ trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Giấy chứng nhận đồng sở hữu nhà đất

Thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu

Mấu giấy chứng nhận đồng sở hữu nhà đất theo chuẩn quy định

Bước 1: Làm hợp đồng chuyển nhượng

+ Hợp đồng chuyển nhượng là do bên bán và bên mua tự thỏa thuận với nhau. Sau khi đạt được thỏa thuận chung, cả hai bên tới văn phòng công chứng, tại địa phương có đất cần giao dịch, để tiến hành công chứng.

+ Các giấy tờ cần thiết để công chứng gồm:

– Với bên mua, tức bên nhận chuyển nhượng cần CMND, Sổ hộ khẩu (của tất cả những người đồng sở hữu);

– Với bên bán, tức bên chuyển nhượng cần:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– CMND, Sổ hộ khẩu;

– Giấy đăng ký kết hôn (nếu có);

– Giấy xác minh tình trạng hôn nhân (nếu chưa kết hôn).

Bước 2: Làm thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu

Làm thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất cần giao dịch

Hồ sơ gồm có:

+ Các giấy tờ nêu tại bước 1 mỗi loại giấy tờ sao y bản chính thành 2 bản;

+ 2 Hợp đồng chuyển nhượng (bên thuế + bên nhà đất);

+ 2 tờ khai lệ phí trước bạ;

+ 2 tờ khai thuế thu nhập cá nhân;

+ 1 Đơn xin đăng ký biến động đất đai;

+ 2 giấy ủy quyền (nếu bạn ủy quyền cho người khác làm thủ tục sang tên);

+ 2 Sơ đồ vị trí nhà đất.

Bước 3: Chờ kết quả

Với thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu, thời gian cần chờ là 15 ngày làm việc. Thời gian này không bao gồm các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định.

Thời gian sang tên sổ đỏ đồng sở hữu

Thời gian thực hiện trả kết quả sang tên nhà đất đồng sở hữu quyền sử dụng đất là không quá 15 ngày kể từ khi cơ quan tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Trên thực tế thời gian chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng sở hữu có thể kéo dài hơn rất nhiều so với thời gian nêu trên.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin bài viết

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Giấy chứng nhận đồng sở hữu nhà đất”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu đơn nghỉ việc…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Sang tên sổ đỏ đất đồng sở hữu cần lưu ý những gì?

Quy định tại Khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP chỉ rõ, hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:
“Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư”.
Như vậy, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải có sự đồng ý của tất cả người chung quyền sử dụng đất.
Thực tế, có nhiều trường hợp, chỉ một số thành viên muốn chuyển nhượng, tặng cho. Vì thế, theo Điểm b Khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định rõ phương án giải quyết như sau:
– Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
– Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất..
Như vậy, khi các thành viên khác không đồng ý chuyển nhượng toàn bộ thửa đất thì người có nhu cầu chuyển nhượng phải đề nghị tách thửa (tách phần đất của mình tương ứng với phần quyền sử dụng đất của mình). Sau đó chuyển nhượng riêng phần quyền sử dụng đất được tách với điều kiện thửa đất đủ điều kiện tách thửa theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đất đồng sở hữu có bán được không?

Câu trả lời là có. Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng sở hữu phải có sự đồng ý của những người có chung quyền sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế khi chuyển nhượng đất đồng sở hữu chỉ có một hoặc một số thành viên đồng ý chuyển nhượng. Trường hợp này bạn có thể yêu cầu tách thửa phần diện tích đất của mình đã ghi trong Sổ đỏ để tách thành thửa riêng không cùng chung sở hữu, sau đó thực hiện chuyển nhượng riêng phần diện tích đất đã tách này.