Quy định về đường liên xã theo pháp luật 2023

26/06/2023 | 16:58 224 lượt xem Bảo Nhi

Với sự chuyển mình của nước ta hiện nay, Nhà nước luôn ưu tiên cho sự phát triển về mọi mặt của đất nước, đặc biệt là Nhà nước luôn quan tâm đến việc xây dựng nông thôn mới để đảm bảo được mục tiêu xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tư vấn đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về Quy định về đường liên xã nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT
  • Nghị định số 100/2013/NĐ-CP

Phân loại đường giao thông

Nước ta hiện có các loại đường phù hợp với các loại phương tiện giao thông khác nhau như:

Đường bộ: dành cho xe máy, ô tô, xe đạp, xe ba gác,… đi.

Đường sắt: dành cho hành trình tàu hỏa.

Đường thủy: phục vụ cho việc di chuyển của ca nô, tàu, thuyền, phà.

Đường bay: đến máy bay khởi hành.

Theo Điều 39 Luật Giao thông đường bộ, mạng lưới đường bộ Việt Nam được chia thành 6 hệ thống, bao gồm quốc lộ, tỉnh lộ, quận lộ, thị trấn, đường thành phố và đường chuyên dùng.

Khái niệm đường liên xã

Đường liên xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với đường bộ, tỉnh lộ hoặc đường liên đô thị khác (gọi chung là đường vào trung tâm đô thị). Đường liên thôn là đường trục chính nối giữa các thôn với các khu dân cư, phục vụ việc đi lại thường xuyên của nhân dân trong thôn và các thôn lân cận.

Quy định về đường liên xã

Quy định về đường liên xã theo pháp luật 2023

Theo quy định tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT đường xã: có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của xã, kết nối và lưu thông hàng hóa từ huyện tới các thôn, làng, ấp, bản và các cơ sở sản xuất kinh doanh của xã. Đường xã chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa trong phạm vi của xã.
Đường xã được xác định là đường cấp A và cấp B và tiêu chuẩn kĩ thuật được quy định như sau:

“2.1. Đường cấp A

  • Tốc độ tính toán: 30 (20) km/h;
  • Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 m;
  • Chiều rộng lề đường tối thiểu: 1,50 (1,25) m;
  • Chiều rộng nền đường tối thiểu: 6,5 (6,0) m;
  • Độ dốc siêu cao lớn nhất: 6%;
  • Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 60 (30) m;
  • Bán kính đường cong nằm tối thiểu không siêu cao: 350 (200) m;
  • Độ dốc dọc lớn nhất: 9 (11)%;
  • Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300 m;
  • Tĩnh không thông xe: 4,5 m.

2.2. Đường cấp B

  • Tốc độ tính toán: 20 (15) km/h;
  • Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 (3,0) m;
  • Chiều rộng lề đường tối thiểu: 0,75 (0,5) m;
  • Chiều rộng của nền đường tối thiểu: 5,0 (4,0) m;
  • Độ dốc siêu cao lớn nhất: 5%;
  • Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 30 (15) m;
  • Độ dốc dọc lớn nhất: 5 (13)%;
  • Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300 m;
  • Tĩnh không thông xe: 3,5 m.”

Như vậy, với quy định hiện hành tiêu chuẩn chung của tuyến đường cấp A, cấp B chỉ đưa ra chiều rộng tối thiếu mà không đưa ra mức cụ thể hay mức tối đa nên việc xác định tổng chiều rộng lề đường là bao nhiêu phụ thuộc vào trừng trường hợp cụ thể và theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hành lang an toàn của đường liên thôn

Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 3/9/2013 của Chính phủ quy định giới hạn hành lang an toàn đường bộ như sau:

“1. Đối với đường ngoài đô thị: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:

a) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;

b) 13 mét đối với đường cấp III;

c) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;

d) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V”.

Theo TCVN 10380:2014 đường giao thông nông thôn cấp C có cấp thấp hơn cấp V; hành lang an toàn đường bộ của đường giao thông nông thôn cấp C được áp dụng theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Tiêu chuẩn kỹ thuật mặt đường giao thông nông thôn

4.1. Mặt đường là bộ phận chịu tác dụng trực tiếp của bánh xe của các phương tiện cơ giới và thô sơ, cũng như chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khí hậu (mưa, nắng, nhiệt độ, gió…). Vì vậy, để cho các phương tiện giao thông đi lại được dễ dàng mặt đường cần thỏa mãn các điều kiện sau:

Phải đủ độ bền vững (đủ cường độ) dưới tác dụng của tải trọng truyền trực tiếp qua bánh xe xuống mặt đường (đặc biệt là với loại xe súc vật bánh cứng) cũng như tác dụng của thời tiết, khí hậu. Phải đủ độ bằng phẳng để xe đi lại êm thuận và mặt đường không bị đọng nước.
4.2. Độ dốc ngang mặt đường GTNT tùy thuộc vào lượng mưa vùng và loại mặt đường cụ thể. Độ dốc ngang phần mặt đường yêu cầu từ 2% đến 4% (loại mặt đường là bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng lấy trị số thấp, loại mặt đường không có lớp phủ mặt kín nước lấy trị số cao), phần lề đường từ 4% đến 5%.

4.3. Cần phải bố trí rãnh xương cá trên phần lề đường để nước trong móng đường có thể thoát ra ngoài nhất là đối với loại mặt đường không có lớp phủ mặt kín nước. Khoảng cách rãnh xương cá thường là 50 m được bố trí so le về hai phía dọc theo tuyến đường. Kích thước rãnh xương cá thường là hình thang có đáy lớn 50 cm quay vào phía trong, đáy nhỏ 30 cm quay ra phía ngoài và hướng theo chiều nước chảy, chiều sâu tới nền đường và phủ mặt phía trên bằng vật liệu kết cấu lề đường. Vật liệu làm rãnh xương cá dùng đá dăm cấp phối có kích thước từ 1,0 cm đến 4,0 cm.

4.4. Trong đường cong nếu phải mở rộng nền đường như quy định ở Điểm 5.3.4 TCVN 10380:2014 “Đường Giao thông nông thôn – Yêu cầu thiết kế” thì mặt đường cũng cần được mở rộng tương ứng và nên có độ dốc nghiêng về phía bụng.

4.5. Nên tận dụng các loại vật liệu sẵn có của địa phương để làm mặt đường nhằm giảm giá thành xây dựng đường như: đá dăm, cấp phối đá dăm, đá thải từ các mỏ đá, xỉ lò các loại, đá chẻ (đá lát), gạch lát, gạch vỡ, cuội sỏi, cát sỏi, đất đồi lẫn sỏi sạn (sỏi ong). Có thể kết hợp, phối trộn các loại vật liệu trên đây để cải thiện khả năng chịu lực, khả năng ổn định của lớp vật liệu mặt đường trước tác động của thiên nhiên.

4.6. Tùy theo cấp hạng kỹ thuật, điều kiện kinh tế cho phép nhất là đối với những khu vực kinh tế phát triển, có thể sử dụng mặt đường một hoặc nhiều lớp (bao gồm cả lớp móng) như là: mặt đường cấp phối đá dăm láng nhựa, đất tại chỗ gia cố vôi, xi măng găm đá láng nhựa, đá gia cố xi măng láng nhựa, bê tông xi măng đầm lăn, bê tông nhựa, bê tông xi măng. Khi áp dụng các loại kết cấu mặt đường này tuân thủ theo các quy định hiện hành.

4.7. Kết cấu mặt đường

a) Đường GTNT thuộc loại đường ít xe (lưu lượng xe quy đổi trong một ngày đêm ≤ 200) nên kết cấu mặt đường cho phép lấy theo định hình. Kết cấu mặt đường GTNT điển hình xây dựng mới và cải tạo tùy theo cấp hạng kỹ thuật của đường tham khảo ở Bảng 4, Bảng 5.

b) Đối với đường GTNT loại A, loại B khi có trên 15% tổng lưu lượng xe là xe tải nặng (tải trọng trục lớn hơn 6000 kg) thì thiết kế mặt đường phải tuân theo TCCS 38:2022/TCĐBVN “Áo đường mềm – các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế” hoặc TCCS 39:2022/TCĐBVN “Thiết kế mặt đường bê tông xi măng thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông”.

4.8. Độ bằng phẳng mặt đường được đánh giá bằng thước dài 3,0 m theo TCVN 8864:2011 . Đối với mặt đường là BTXM hoặc BTN yêu cầu tất cả các khe hở phải dưới 5 mm, đối với các loại khác yêu cầu tất cả các khe hở phải dưới 10 mm.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin bài viết

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về đường liên xã”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ, thông tin pháp lý như tải mẫu đơn ly hôn thuận tình…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Quy định về hành lang nông thôn như thế nào?

Hành lang nông thôn mới phải tuân thủ quy định về hành lang an toàn giao thông đường bộ. Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì hành lang an toàn đường bộ chính là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ được tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm tốt an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, đất của đường bộ được hiểu là phần đất trên công trình xây dựng đường bộ và phần đất dọc hai bên đường bộ để bảo vệ, quản lý và bảo trì công trình được bộ.
Đường nông thôn còn được hiểu là đường ngoài đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ khu vực này được quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Điều 15 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP. Theo quy định này, hành lang an toàn đường bộ đối với đường ngoài đô thị được căn cứ theo cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch. Phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên được quy định cụ thể như sau:
– Đối với đường cấp I và cấp II, hành lang an toàn đường bộ là 17 mét;
– Đối với đường cấp III, hành lang an toàn đường bộ là 13 mét;
– Đối với đường cấp IV, cấp V, hành lang an toàn đường bộ là 09 mét;
– Đối với đường có cấp thấp hơn cấp V, hành lang an toàn đường bộ là 04 mét.
Theo quy định của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP thì bề rộng hành lang an toàn giao thông nông thôn cấp A, cấp B và cấp C tương ứng với đường có cấp thấp hơn cấp V thì hành lang an toàn đường nông thôn là 04 mét. Đối với đường giao thông nông thôn cấp D thì không có hành lang an toàn đường bộ.

Thiết kế tuyến đường giao thông nông thôn phải đảm bảo các thông số kỹ thuật như thế nào?

Theo mục 5 của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014, các yêu cầu cơ bản đối với thiết kế đường bộ như sau:
Địa hình các tuyến đường được sử dụng hợp lý, các tiêu chuẩn mặt cắt ngang, cao độ, trắc dọc được tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình thực hiện dự án, nếu điều kiện cho phép thì cố gắng sử dụng các tiêu chí kỹ thuật cao.
Tuyến đường được thiết kế phải giữ được cân bằng sinh thái, quan tâm đến bảo vệ môi trường, quan tâm đến sự hài hòa của môi trường và cảnh quan địa phương, hạn chế giải phóng mặt bằng đất ở và đất nông nghiệp, không áp đặt các di tích lịch sử hoặc làm hư hỏng các hiện vật lịch sử. theo quy định của địa phương.
Khi đi qua các thành phố, khu dân cư đông đúc, tuyến nên kéo dài theo lề, không cắt ngang tạo sự thuận tiện cho người dân nhưng tránh được ùn tắc và tai nạn giao thông.