Thưa luật sư, nhà tôi có một mảnh vườn có diện tích là 2ha trồng cam, ngay cạnh mảnh vườn này là nhà 1 gia đình. Gia đình này đã chiếm đất và mảnh vườn của gia đình tôi 6m2 đất và sửa hàng rào của nhà tôi đi. Sau khi tôi phát hiện thì có nói với gia đình đó nhưng mà họ không nhận và nói rằng do số đất họ chiếm là do bố tôi ngày xưa không biết nên lấn sang. Vì hai nhà mâu thuẫn ngày càng cao nên tôi muốn nhờ cơ quan chính quyền giải quyết. Tôi muốn hỏi luật sư là để kiện nhà đó thì tôi phải viết đơn như thế nào? Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi: UBND xã theo quy định pháp luật hiện hành như thế nào? Cách viết đơn ra sao? Thời gian giải quyết sau khi gửi đơn tranh chấp đất đai gửi: UBND xã là bao lâu? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi: UBND xã? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!
Căn cứ pháp lý:
Tranh chấp đất đai là gì?
Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.
– Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp;
– Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai;
– Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà Nước.
Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp, một bên không thực hiện được những quyền của mình, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
2. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
2. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Cách viết đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Khi viết đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai cần có những nội dung cơ bản sau:
– Quốc hiệu tiêu ngữ, ngày tháng năm viết đơn;
– Đơn vị Kính gửi: UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất xảy ra tranh chấp.
– Có các thông tin về người làm đơn, ghi đầy đủ thông tin như họ và tên, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại của người làm đơn yêu cầu.
– Tóm tắt sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai.
– Nêu sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai theo trình tự thời gian; nêu tranh chấp giữa 02 bên liên quan đến diện tích đất tranh chấp.
– Yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
– Tài liệu kèm theo:
Các tài liệu kèm theo có thể là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ), hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác liên quan đến diện tích xảy ra tranh chấp.
Hiện nay, có nhiều loại tranh chấp chấp đất đai phổ biến như tranh chấp về ranh giới thửa đất, xác định ai là người sử dụng đất… Do đó, khi làm mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi UBND xã cần phải xác định rõ yêu cầu cần giải quyết là gì? Từ đó có được một mẫu đơn hợp lý nhất.
Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi UBND xã
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngày………..tháng……….năm…….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã…………………………………………………………………………………
Tên tôi là (tên hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất): …………………………………………………………..
Sinh năm:…………………………………………………………………………………………………………
CMND/CCCD số:………………………………………………………………………………………………..
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………………….
Chỗ ở hiện tại:……………………………………………………………………………………………………
Địa điểm khu đất tranh chấp:……………………………………………………………………………………
Thuộc tờ bản đồ số: ………………………………………………………………………………………………
Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan hòa giải tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình ông (bà):………………………………………………………………………………………………………………………
Tóm tắt sự việc dẫn đến việc tranh chấp đất đai:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Nội dung đề nghị cấp thẩm quyền giải quyết:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi xin cảm ơn !
Tài liệu kèm theo: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; | NGƯỜI LÀM ĐƠN(Ký và ghi rõ họ tên) |
Tải xuống mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi: UBND xã
Mời bạn tham khảo và tải xuống Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi: UBND xã dưới đây của chúng tôi:
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi: UBND xã“ theo pháp luật hiện hành. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Ngoài ra nếu bạn đọc có quan tấm đến dịch vụ khác liên quan như tư vấn pháp lý về chi phí làm sổ đỏ ,… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Tư vấn luật đất đai qua số hotline:0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm:
- Thẩm định tại chỗ án tranh chấp đất
- Người ở nước ngoài ủy quyền bán đất
- Thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất
- Chủ đất không chịu sang tên sổ đỏ phải xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy điịnh như sau:
Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, theo quy định trên thì nhà nước khuyến khích tự hòa giải hoặc hòa giải cơ sở giữa các bên tranh chấp đất đai với nhau. Nếu như không hòa giải được được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã để tiến hành hòa giải.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc hoạt động của cơ quan Nhà nước nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của cả chủ thể trong quan hệ đất đai.
Căn cứ quy định tại Điều 203 – Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, cụ thể:
Tranh chấp đất đai được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết:
– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không xó Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này.
+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất.
– Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.
– Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: