Đồng sở hữu đất có được cấp riêng sổ đỏ hay không?

28/07/2022 | 00:00 99 lượt xem Trà Ly

Chào Luật sư, tôi có câu hỏi muốn hỏi Luật sư. Tôi có một mảnh đất đồng sở hữu với vợ tôi. Giờ tôi muốn cấp riêng sổ đỏ nhưng tôi không hiểu rõ về pháp luật có cho phép hay không. Vì vậy, tôi muốn hỏi Luật sư: Đồng sở hữu đất có được cấp riêng sổ đỏ hay không? Rất mong sự phản hồi từ Luật sư. Cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc về Đồng sở hữu đất có được cấp riêng sổ đỏ hay không?, Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Đồng sở hữu đất là gì?

Điều 209 Bộ Luật dân sự năm 2015 có quy định:

Điều 209. Sở hữu chung theo phần

1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định:

Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì sổ đỏ phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 1 giấy chứng nhận.

Đất đồng sở hữu được hiểu là hai hoặc nhiều người cùng có quyền sử dụng đất chung trên một thửa đất. Trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Đất đồng sở hữu có được cấp sổ riêng được không?

Người sử dụng đất hoàn toàn có thể tách sổ riêng đối với đất đồng sở hữu. Tuy nhiên, khi muốn tách thửa để đứng tên riêng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần có sự đồng ý của những người cùng sở hữu.

Việc tách sổ chung thành sổ riêng phải tuân theo quy định của pháp luật. Người muốn tách thửa phải làm thủ tục, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các thửa đất được tách. Bên cạnh đó, việc tách thửa đất phải đáp ứng các điều kiện về quy hoạch và diện tích tối thiểu tại địa phương.

Quy định tại Khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP chỉ rõ, hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:

“Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thì đất trong nhà chung cư”.

Như vậy, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải có sự đồng ý của tất cả người chung quyền sử dụng đất. Thực tế, có nhiều trường hợp, chỉ một số thành viên muốn chuyển nhượng, tặng cho. Vì thế, theo Điểm b Khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định rõ phương án giải quyết như sau:

Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thừa theo quy định, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Đồng sử hữu đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Như vậy, khi các thành viên khác không đồng ý chuyển nhượng toàn bộ thửa đất thì người có nhu cầu chuyển nhượng phải đề nghị tách thửa (tách phần đất của mình tương ứng với phần quyền sử dụng đất của mình), sau đó chuyển nhượng riêng phần quyền sử dụng đất được tách với điều kiện thửa đất đủ điều kiện tách thửa theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đất đồng sở hữu có được cấp sổ riêng được không?
Đất đồng sở hữu có được cấp sổ riêng được không?

Thủ tục làm sổ đỏ đất đồng sở hữu

Bước 1: Làm hợp đồng chuyển nhượng

  • Hợp đồng chuyển nhượng là do bên bán và bên mua tự thỏa thuận với nhau. Sau khi đạt được thỏa thuận chung, cả hai bên tới văn phòng công chứng, tại địa phương có đất cần giao dịch, để tiến hành công chứng.
  • Các giấy tờ cần thiết để công chứng gồm:

Với bên mua, tức bên nhận chuyển nhượng cần: CMND, Sổ hộ khẩu (của tất cả những người đồng sở hữu);

Với bên bán, tức bên chuyển nhượng cần:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • CMND, Sổ hộ khẩu;
  • Giấy đăng ký kết hôn (nếu có);
  • Giấy xác minh tình trạng hôn nhân (nếu chưa kết hôn).

Bước 2: Làm thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu

Làm thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất cần giao dịch

Hồ sơ gồm có:

  • Các giấy tờ nêu tại bước 1 mỗi loại giấy tờ sao y bản chính thành 2 bản;
  • 2 Hợp đồng chuyển nhượng (bên thuế + bên nhà đất);
  • 2 tờ khai lệ phí trước bạ;
  • 2 tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
  • 1 Đơn xin đăng ký biến động đất đai;
  • 2 giấy ủy quyền (nếu bạn ủy quyền cho người khác làm thủ tục sang tên);
  • 2 Sơ đồ vị trí nhà đất.

Bước 3: Chờ kết quả

Với thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu, thời gian cần chờ là 15 ngày làm việc. Thời gian này không bao gồm các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đồng sở hữu đất có được cấp riêng sổ đỏ hay không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Có được bán đất khi người đồng sở hữu không đồng ý?

Khi các thành viên khác không đồng ý chuyển nhượng toàn bộ thửa đất thì người có nhu cầu chuyển nhượng phải đề nghị tách thửa (tách phần đất của mình tương ứng với phần quyền sử dụng đất của mình), sau đó chuyển nhượng riêng phần quyền sử dụng đất được tách với điều kiện thửa đất đủ điều kiện tách thửa theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Bao nhiêu tuổi thì được đứng tên sổ đỏ?

Theo Điều 22 Bộ luật Dân sự thì “Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng đủ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không đòi hỏi phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Theo quy định này, người dưới 18 tuổi chưa đủ điều kiện tự mình xác lập và thực hiện quyền sử dụng đất.
Điều 18 Bộ Luật dân sự quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên”. Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, người từ đủ 18 tuổi là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Việc đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ của người đó đối với các quan hệ pháp luật dân sự có liên quan, bởi vậy dù pháp luật không quy định cụ thể bao nhiêu tuổi mới được quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có thể hiểu, phải là người có đầy đủ năng lực dân sự thì mới thực hiện được toàn bộ những quyền và nghĩa vụ đối với quyền sử dụng đất đấy, và bởi vậy phải đủ 18 tuổi thì mới được trao quyền sử dụng đối với loại tài sản này.