Tách sổ hồng đồng sở hữu như thế nào?

24/05/2022 | 22:57 45 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, trước đây tôi và một số bạn là đồng sở hữu sổ hồng. Tuy nhiên, giờ chúng tôi không còn cùng làm ăn kinh doanh nữa nên tôi muôn tách sổ hồng ra. Luật có cho phép tách sổ hồng không? Nếu muốn tách sổ hồng thì cần có những điều kiện nào? Tách sổ hồng đồng sở hữu như thế nào? Thủ tục tách sổ hồng đồng sở hữu hiện nay ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Sổ hồng đồng sở hữu (viết tắt là SHĐSH) là gì? Liệu sổ hồng đồng sở hữu có tách thành sổ riêng được không? Tính pháp lý của SHĐSH như thế nào? Đây là các câu hỏi mà bất kì người mua nào cũng muốn nắm rõ để dễ dàng ra quyết định. Tách sổ hồng đồng sở hữu như thế nào?

Để giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề trên, Luật sư tư vấn luật đất đai xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng là cách gọi thường dùng của người dân dựa trên màu sắc của sổ còn về bản chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Sổ được cấp bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT.

Sổ hồng được phát hành theo một mẫu thống nhất và áp dụng trên phạm vi cả nước với tất cả các loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…

Dựa vào hình thức xác lập quyền sở hữu trong sổ hồng có thể chia thành 2 loại:

Sổ hồng riêng/ GCNQSDĐ cho một chủ sở hữu duy nhất.

 Sổ hồng đồng sở hữu/ Sổ hồng chung/ GCNQSDĐ cho nhiều chủ sở hữu.

Tách sổ hồng đồng sở hữu như thế nào
Tách sổ hồng đồng sở hữu như thế nào

Sổ hồng đồng sở hữu là gì?

Sổ hồng đồng sở hữu hay còn gọi là sổ chung, cũng là GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Chủ sở hữu gồm từ 2 người trở lên không có quan hệ vợ chồng hay con cái.

Giá trị pháp lý của 2 loại sổ này như nhau, áp dụng được mọi nơi trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất… Tuy nhiên, quyền quyết định mục đích sử dụng phụ thuộc vào định đoạt của các chủ sở hữu còn lại.

Đối với sổ hồng, điểm khác biệt ở tên chủ sở hữu, sổ của ai sẽ có tên người đó. Đồng thời, ngoài bìa, dưới cuối sổ sẽ kèm dòng chữ “Cùng sử dụng đất đối với Ông/Bà… ” (Đây cũng là dấu hiệu nhận biết sổ hồng đồng sở hữu so với sổ hồng riêng). Trên sổ sẽ ghi tổng diện tích đất còn các chủ sở hữu có diện tích đất bao nhiêu thì làm biên bản thỏa thuận giữa các bên.

Tách sổ hồng đồng sở hữu như thế nào?

– Giấy tờ cần chuẩn bị (theo Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ TN&MT):

Đơn đề nghị tách thửa.

Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

– Nộp hồ sơ: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh quy định.

– Đóng lệ phí địa chính (mức thu do HĐND cấp tỉnh quyết định). Nếu là hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn thì không phải nộp lệ phí địa chính.

– Thời hạn giải quyết: không quá 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. nếu là khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn thì thời gian hạn là 30 ngày

Quy trình, thủ tục tách sổ hồng hiện nay thế nào?

– Giấy tờ cần chuẩn bị (theo Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ TN&MT):

Đơn đề nghị tách thửa.

Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

– Nộp hồ sơ: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh quy định.

– Đóng lệ phí địa chính (mức thu do HĐND cấp tỉnh quyết định). Nếu là hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn thì không phải nộp lệ phí địa chính.

– Thời hạn giải quyết: không quá 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. nếu là khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn thì thời gian hạn là 30 ngày.

Thủ tục tách sổ đỏ cho con 2022 như thế nào?

Hồ sơ để thực hiện tách sổ đỏ cho con 2022

Theo quy định hiện hành bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu quy định
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( bản gốc).
  • Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất của mẹ cho con hoặc giấy tờ hợp lệ tương ứng;
  • Chứng minh thư, hộ khẩu của hai bên chuyển nhượng, tặng cho (có công chứng)

Trình tự thủ tục tách sổ đỏ cho con 2022

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng tài nguyên và môi trường UBND cấp huyện.

  • Trường hợp hồ sơ đủ sẽ tiến hàn tiếp nhận và ghi vào sổ thụ lý và ghi giấy hẹn cho bạn.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì trong 03 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận phải thông báo cho bạn để bạn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 3: Sau khi nhận hồ sơ văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Cử người xuống để đo đạc, kiểm tra địa chính để thực hiện tách thửa theo yêu cầu của cá nhân có đất. 
  • Lập hồ sơ gửi lên Sở tài nguyên và môi trường để chờ xét duyệt. Và thực hiện cập nhật hồ sơ đăng kí biến động đất đai.

Bước 4: Nhận kết quả.

Tách sổ hồng đồng sở hữu như thế nào
Tách sổ hồng đồng sở hữu như thế nào

Thời gian giải quyết thủ tục tách sổ đỏ

Thời gian giải quyết đối với trường hợp tách thửa được thực hiện trong vòng 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Đối với một số trường hợp nơi các xã miền núi, hải đảo hoặc các vùng các điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn….thì tối đa thời gian giải quyết là 25 ngày.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về Tách sổ hồng đồng sở hữu như thế nào?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Sổ hồng được sử dụng để làm gì? 

“Sổ hồng” là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở; tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Sổ hồng đồng sở hữu thì ghi tên đại diện hay có tên tất cả đồng sở hữu?

rường hợp cấp Giấy chứng nhận (GCN) cho tất cả đồng sở hữu thì trên mỗi GCN ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận;

Trường hợp có thỏa thuận sổ hồng ghi tên một người có được không?

Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp một GCN cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật) thì GCN được cấp cho người đại diện đó.