Người bán nhà không nộp thuế thu nhập cá nhân bị xử lý thế nào?

21/09/2022 | 10:11 8 lượt xem Hoàng Yến

Dạ thưa Luật sư, hiện tôi đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục mua bán nhà. Tôi là bên bán trường hợp tôi không nộp thuế thu nhập cá nhân thì có được không? Pháp luật quy định cụ thể trường hợp về nộp thuế thu nhập cá nhân như thế nào? Xin Luật sư tư vấn giúp tôi ạ.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Tư vấn luật Đất đai. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân cũng như làm sáng tỏ vấn đề của bạn khi Người bán nhà không nộp thuế thu nhập cá nhân. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Quản lý thuế 2019
  • Nghị định 125/2020/NĐ-CP
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của các cá nhân trong một năm, từng tháng hoặc từng lần. Thuế này thu vào một số khoản thu nhập cao chính đáng của cá nhân nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện công bằng xã hội và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Chính vì thế thuế thu nhập cá nhân có những đặc điểm sau:

– Có diện đánh thuế rộng là tất cả các cá nhân có thu nhập chịu thuế.

– Thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia.

– Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc lũy tiến từng phần.

Người bán nhà không nộp thuế thu nhập cá nhân có được không?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là thu nhập chịu thuế. Theo đó, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là khoản thu nhập nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản bao gồm:

– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất bao gồm:

+ Nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai.

+ Kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai.

+ Các tài sản khác gắn liền với đất bao gồm các tài sản là sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp (như cây trồng, vật nuôi).

+ Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai.

+ Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước.

+ Thu nhập khi góp vốn bằng bất động sản để thành lập doanh nghiệp hoặc tăng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật…

Có thể thấy, những người được nhận tiền, có thu nhập trong giao dịch mua bán bất động sản thì phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người bán cần chịu nghĩa vụ này.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp người mua và người bán đã thỏa thuận trong hợp đồng thì phải làm theo hợp đồng. Nếu không thể đi được tới kết luận cuối cùng thì người nộp thuế sẽ được pháp luật quy định.

Mức phạt chậm nộp thuế thu nhập cá nhân khi bên bán nhà vi phạm

Xử phạt vi phạm hành chính về thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất được nêu rõ đối với 02 hành vi như sau:

Hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân

Cụ thể, theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:

Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 1 ngày đến 5 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 1 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp đã phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 1 ngày đến 5 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019.

Dựa vào quy định trên có thể thấy, tùy vào thời gian chậm nộp hồ sơ khai thuế mà mức tiền mức tiền phạt có thể khác nhau.

Lưu ý: Mức phạt nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức vi phạm. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Vì vậy, nếu cá nhân phải tự mình quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà không thực hiện hồ sơ khai thuế sẽ bị phạt tiền bằng ½ số tiền phạt đã nêu ở trên.

Mức phạt khi chậm nộp, không nộp thuế thu nhập cá nhân

Khi nhận được thông báo nộp thuế nhưng người nộp thuế không nộp sẽ không có mức phạt cụ thể mà được tính theo quy định về tiền chậm nộp, nội dung này được quy định rõ tại khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

“2. Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:

a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;

b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.”.

Như vậy, số tiền chậm nộp của 01 ngày = 0,03% x Số tiền chậm nộp.

Người bán nhà không nộp thuế thu nhập cá nhân
Người bán nhà không nộp thuế thu nhập cá nhân

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Người bán nhà không nộp thuế thu nhập cá nhân” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất,giá đất bồi thường khi thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai, tranh chấp thừa kế đất, chia nhà đất sau ly hôn…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào được miễn thuế thu nhập cá nhân khi mua bán nhà đất?

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.
Trường hợp bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) do vợ hoặc chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này thuộc diện được miễn thuế.
2. Bán nhà, đất trong trường hợp người bán nhà, đất chỉ có duy nhất một nhà ở, QSDĐ ở tại Việt Nam. Trong đó, cá nhân bán nhà, đất nêu trên phải đáp ứng 03 điều kiện sau:
– Thứ nhất, chỉ có duy nhất quyền sở hữu một nhà ở hoặc quyền sử dụng một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó) tại thời điểm chuyển nhượng, cụ thể:
+ Việc xác định quyền sở hữu nhà ở, QSDĐ ở căn cứ vào Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
+ Trường hợp chuyển nhượng nhà ở có chung quyền sở hữu, đất ở có chung quyền sử dụng thì chỉ cá nhân chưa có quyền sở hữu nhà ở, QSDĐ ở nơi khác được miễn thuế; cá nhân có chung quyền sở hữu nhà ở, QSDĐ ở còn có quyền sở hữu nhà ở, QSDĐ ở khác không được miễn thuế.
+ Trường hợp vợ chồng có chung quyền sở hữu nhà ở, QSDĐ ở và cũng là duy nhất của chung vợ chồng nhưng vợ hoặc chồng còn có nhà ở, đất ở riêng, khi chuyển nhượng nhà ở, đất ở của chung vợ chồng thì vợ hoặc chồng chưa có nhà ở, đất ở riêng được miễn thuế; chồng hoặc vợ có nhà ở, đất ở riêng không được miễn thuế.
– Thứ hai, có quyền sở hữu nhà ở, QSDĐ ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày.
Thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở là ngày cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Riêng trường hợp được cấp lại, cấp đổi theo quy định của pháp luật về đất đai thì thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở được tính theo thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trước khi được cấp lại, cấp đổi” – Thứ ba, chuyển nhượng toàn bộ nhà ở, đất ở.
Trường hợp cá nhân có quyền hoặc chung quyền sở hữu nhà, QSDĐ ở duy nhất nhưng chuyển nhượng một phần thì không được miễn thuế cho phần chuyển nhượng đó.
Lưu ý: Các trường hợp được miễn thuế nêu trên, cá nhân phải tự khai và tự chịu trách nhiệm. Nếu phát hiện không đúng sẽ bị xử lý truy thu thuế và phạt về hành vi vi phạm pháp luật thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Đối với cá nhân cư trú trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam có phải nộp thuế TNCN khu mua bán nhà đất không?

Câu trả lời là có. Các đối tượng ở đây bao gồm những cá nhân sống và làm việc tại Việt Nam, bất kể là người Việt Nam hay người ngoại quốc. Những đối tượng này được cho là cá nhân cư trú khi đáp ứng được đầy đủ một vài điều kiện sau:
–  Tính theo 12 tháng lịch dương, cá nhân đã đến và ở Việt Nam được hơn 183 ngày.
– Sở hữu nơi ở tại Việt Nam một cách thường xuyên. Bao gồm cả trường hợp nhà đi thuê, lẫn trường hợp nhà ở hợp pháp được đăng ký với pháp luật Việt Nam. Nếu là nhà thuê, phải có thời hạn thuê trên 183 ngày trong khoảng thời gian tính thuế.
Trong trường hợp đối tượng cư trú tại Việt Nam dưới 183 ngày, nhưng không chứng minh được thân phận thì vẫn được xác định là cá nhân cư trú. Còn ngoài ra, nếu không đáp ứng được 2 điều kiện nêu trên thì đối tượng đó không được xác nhận là cá nhân cư trú.