Mẫu đơn khiếu nại đất đai mới năm 2022

06/07/2022 | 11:45 8 lượt xem Thanh Loan

Thu hồi đất, tái định cư là quyết định của Nhà nước áp dụng với người sử dụng đất trong một số trường hợp. Việc thu hồi đất làm mất quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ. Vì vậy, theo quy định của pháp luật, được phép khiếu nại, khởi kiện những sai phạm để tự bảo vệ mình bằng cách gửi đơn khiếu nại hoặc khởi kiện. Bài viết dưới đây sẽ hướng đẫn bạn đọc làm Mẫu đơn khiếu nại đất đai mới. Hy vọng sẽ giúp ích được phần nào đó vấn đề của các bạn.

Căn cứ pháp lý

Khiếu nại đất đai là gì?

Khiếu nại đất đai là từ ngữ được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên pháp luật không quy định thế nào là khiếu nại đất đai.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 về khái niệm khiếu nại; thì khiếu nại đất đai được hiểu như sau:

Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất theo thủ tục của Luật Khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Các trường hợp khiếu nại đất đai hiện nay

Khiếu kiện về đất đai là một khái niệm dùng để chỉ việc khiếu nại, tố cáo của các cá nhân hoặc tổ chức (trong trường hợp khiếu nại) nhằm hướng tới lợi ích của họ trong lĩnh vực đất đai.

Thứ nhất, là khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội đất nước, Nhà nước đã tiến hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án phát triển. Tuy nhiên vấn đề bồi thường và hỗ trợ và tiến hành tái định cư cho những diện bị thu hồi đất ở nhiều địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Một số dự án chưa có khu tái định cư hoặc chưa giải quyết tái định cư đã quyết định thu hồi đất ở. Những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường không đủ để mua nhà ở mới tại khu tái định cư. Giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn. Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để nhận chuyển nhượng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để chuyển sang làm ngành nghề khác. Nhìn chung các địa phương chưa coi trọng việc lập khu tái định cư chung cho các dự án trên cùng địa bàn, một số khu tái định cư đã được lập nhưng không bảo đảm điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, giá nhà ở tại khu tái định cư còn tính quá cao nên tiền nhận bồi thường không đủ trả cho nhà ở tại khu tái định cư. Các quy định của pháp luật về đất đai để giải quyết vấn đề tái định cư đã khá đầy đủ nhưng các địa phương thực hiện chưa tốt, thậm chí một số địa phương chưa quan tâm giải quyết nhiệm vụ này dẫn đến tình trạng khiếu nại kéo dài.

Thứ hai, là khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đây là dạng khiếu nại rất phổ biến hiện nay. Dạng khiếu nại này phát sinh một phần từ sai sót của cơ quan có thẩm quyền, như : Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai sót về tên chủ sử dụng, sơ đồ thửa đất, diện tích… Có những trường hợp, không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có lý do chính đáng hoặc lý do không rõ ràng. Các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết lại không giải thích rõ cho dân hiểu lý do tại sao không cấp giấy. Quá trình giải quyết hồ sơ diễn ra chậm, gây phiền hà, sách nhiễu… gây khó khăn cho người sử dụng đất. Một nguyên nhân khác là do quy hoạch treo hoặc do người dân không chấp nhận dù lý do không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chính đáng….

Thứ ba, là khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai.

Nội dung khiếu nại này cũng có nhiều dạng. Một số bộ phận người dân không nắm rõ về Luật Đất đai và Luật Khiếu nại, tố cáo nên phát sinh tình trạng vi phạm pháp luật hoặc các trường hợp lấn chiếm, vi phạm quy tắc xây dựng. Một số người mặc dù khá am hiểu pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm, khi bị phát hiện và xử phạt thì ngoan cố khiếu nại. Bên cạnh đó cũng có phần trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết, như : ra quyết định xử phạt sai đối tượng, bị nhầm lẫn, sai tên chủ sử dụng; việc thi hành quyết định xử phạt có sai sót hoặc sai pháp luật; việc ra quyết định không đúng căn cứ pháp luật; việc ra quyết định quá nhẹ hoặc quá nặng (về mức phạt hoặc hình thức phạt) hoặc thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan.

Thứ tư, là khiếu nại việc giải quyết các tranh chấp về đất đai của các cơ quan nhà nước.

khiếu nại trong lĩnh vực này cũng rất phức tạp và đa dạng, như :

Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp đòi lại đất cũ

  • Đòi lại đất, tài sản của dòng họ, của người thân trong các giai đoạn khác nhau, qua các cuộc điều chỉnh đã giao cho người khác sử dụng.
  • Đòi lại đất cũ do trước kia thực hiện chính sách “nhường cơm sẻ áo” của Nhà nước trong những năm 1981 – 1 986 (đã nhường đất cho người khác sử dụng nay họ đòi lại).
  • Đòi lại đất khi thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp, theo mô hình sản xuất tập thể quản lý tập trung.

Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, thừa kế tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất :

Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp ranh giới sử dụng đất

Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp nhà đất do đã cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ

Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất

Khiếu nại việc giải quyết tranh địa giới hành chính

Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa 2 tỉnh, 2 huyện, 2 xã với nhau tập trung ở những nơi có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, bên cạnh những vị trí dọc theo triền sông, những vùng có địa giới không rõ ràng, không có mốc giới nhưng là vị trí quan trọng. Các tranh chấp có thể diễn ra ở những nơi có tài nguyên thiên nhiên quý, hiếm, nơi có nguồn lâm thổ sản có giá trị lớn. Khi Nhà nước tiến hành phân tách các đơn vi hành chính tỉnh, huyện, thị xã, xã mới thì tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước v.v…

Mẫu đơn khiếu nại đất đai mới năm 2022
Mẫu đơn khiếu nại đất đai mới năm 2022

Điều kiện khiếu nại đất đai theo quy định pháp luật

Để thực hiện quyền khiếu nại đất đai phải có đủ điều kiện sau:

  • Người khiếu nại tự mình thực hiện thì phải là người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại;

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất như: Người nhận chuyển nhượng (người mua đất) làm thủ tục sang tên nhưng cơ quan có thẩm quyền chậm thực hiện;…

  • Có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình.
  • Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có người đại diện hợp pháp thực hiện khiếu nại trong trường hợp khiếu nại thông qua người đại diện.
  • Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.
  • Còn thời hiệu, thời hạn khiếu nại hoặc đã hết thời hiệu, thời hạn mà có lý do chính đáng.
  • Khiếu nại chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai (điều kiện này áp dụng với trường hợp đã có quyết định khiếu nại lần 1 nhưng không đồng ý).

Hướng dẫn viết đơn khiếu nại đất đai

Trong mẫu đơn; các mục đã có chú thích từ (1) đến (6); cụ thể như sau:

(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. (ví dụ khiếu nại quyết định hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân thì gửi đến ủy ban nhân dân;…)

(2) Họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại:

  • Nếu là người đại diện của cơ quan; tổ chức thực hiện việc khiếu nại thì ghi rõ chức danh; tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;
  • Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ cơ quan; tổ chức, cá nhân ủy quyền.

(3) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

(4) Tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; (có thể là tên chiến sĩ công an lập biên bản xử phạt vi phạm giao thông; chủ tịch UBND ra quyết định hành chính;…)

(5) Khiếu nại quyết định hành chính; hành vi hành chính về việc gì? Ví dụ: khiếu nại quyết định thu hồi đất;… (ghi rõ khiếu nại lần đầu hoặc lần hai).

(6) Ghi tóm tắt nội dung khiếu nại; ghi rõ cơ sở của việc khiếu nại; yêu cầu giải quyết khiếu nại.

Tải xuống Mẫu đơn khiếu nại đất đai mới năm 2022

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Mẫu đơn khiếu nại đất đai mới năm 2022”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Người có quyền khiếu nại là ai?

Người khiếu nại có thể tự mình thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện; cụ thể:
Tự mình khiếu nại: Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất thì có quyền tự mình khiếu nại.
Người đại diện theo pháp luật của người sử dụng đất thực hiện việc khiếu nại (chỉ áp dụng khi người sử dụng đất là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự).
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại.
Uỷ quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Đối tượng khiếu nại hiện nay được quy định ra sao?

Theo khoản 1 Điều 204 luật đất đai năm 2013 có:
“Đối tượng khiếu nại đất đai là quyết định hành chính; hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.”
Theo thực tiễn quản lý đất đai, những quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai gồm các loại quyết định và hành vi cụ thể sau:
Quyết định hành chính về quản lý đất đai như:
Quyết định giao đất; cho thuê đất; thu hồi đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Quyết định bồi thường; hỗ trợ; giải phóng mặt bằng; tái định cư.
Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.
Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Hành vi hành chính trong quản lý đất đai:
Hành vi hành chính bị khiếu nại là hành vi của cán bộ, công chức khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định để ban hành các quyết định quản lý hành chính về đất đai với các biểu hiện thường gặp như: Chậm thực hiện, thực hiện không đúng, gây khó dễ cho người sử dụng đất;…

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu?

– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai liên quan đến các quyết định:
+ Quyết định thu hồi đất mà trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,..và đất công ích của xã, phường, thị trấn (Uỷ ban nhân dân cấp huyện được ủy quyền).
+ Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau.
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai liên quan đến các quyết định:
Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Quyết định thu hồi đất mà trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,..và đất công ích của xã, phường, thị trấn.