Làm sao khi cho mượn sổ đỏ từ ngân hàng, người vay không còn khả năng trả nợ?

24/04/2023 | 16:12 17 lượt xem Trang Quỳnh

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật, mong được luật sư tư vấn giúp. Cụ thể là trước đây vào năm 2015, gia đình tôi có cho bác tôi mượn sổ đỏ để bác tôi vay thế chấp tiền làm ăn tại ngân hàng. Tuy nhiên đến nay do làm ăn thất bát mà chú tôi vẫn chưa trả nợ cho ngân hàng để lấy lại sổ cho nhà tôi. Nhà tôi đã đòi, nhắc nhở bác nhiều lần nhưng bác khất lần khất lượt, tôi thắc mắc rằng phải làm sao khi cho mượn sổ đỏ từ ngân hàng, người vay không còn khả năng trả nợ? Gia đình tôi có phải trả nợ cho bán để nhận lại sổ hay không? Mong được luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tư vấn luật đất đai, tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Quy định pháp luật về việc vay thế chấp như thế nào?

Vay thế chấp là một trong những hình thức vay được nhiều người áp dụng khi có nhu cầu cần một khoản tiền lớn và đang sở hữu một số lượng tài sản có giá trị, nhưng không muốn bán đi mà chỉ muốn thế chấp. Hầu hết các ngân hàng đều đưa ra dịch vụ vay thế chấp cho khách hàng chọn lựa, với các mức lãi suất, thời hạn vay và giá trị vay khác nhau. 

Vay thế chấp là hình thức dùng tài sản có giá trị, đang sở hữu làm bảo lãnh để xin vay một khoản tiền nhất định tại ngân hàng. Khi vay được tiền, người đi vay tạm thời trao lại quyền sở hữu tài sản cho bên ngân hàng đi vay và chỉ được phép lấy lại quyền sở hữu tài sản khi hoàn trả đủ số nợ và tiền lãi tương ứng. Trường hợp khi không thể chi trả đủ số nợ, trả nợ quá hạn, bên ngân hàng sẽ tiến hành tịch biên và thanh lý tài sản để bù lỗ.

Mục đích sử dụng vay thế chấp thường vì các hình thức mua nhà, tiêu dùng, đầu tư kinh doanh… Người đi vay có nhiệm vụ chứng minh tài sản thế chấp có giá trị, có đầy đủ giấy tờ, mục đích vay và sử dụng tiền minh bạch, hồ sơ xin vay thế chấp đầy đủ thủ tục bên ngân hàng yêu cầu để vay ngân hàng thành công. Bên phía ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất cụ thể, giá trị khoản vay, thời hạn vay, thời gian đáo hạn định kì…

Mức lãi suất vay thế chấp ngân hàng hiện nay là bao nhiêu?

Hiện nay lãi suất vay ngân hàng đã có nhiều ổn định hơn so với các năm trước, mức chênh lệch lãi suất không quá nhiều, tỷ lệ cạnh tranh lãi suất cho vay giữa các ngân hàng Nhà nước và ngân hàng tư nhân cũng rất mạnh mẽ, mang lại nhiều lựa chọn cho khách hàng khi đi vay.

Hầu hết người đi vay thường chọn các ngân hàng lớn, có lãi suất vay ổn định và phải chăng như Vietcombank, VietinBank, AgriBank, BIDV… với mức lãi suất cho vay khu vực thành thị thường thấp hơn từ 1-1,2% so với các khu vực khác.

Làm sao khi cho mượn sổ đỏ từ ngân hàng, người vay không còn khả năng trả nợ?

Các ngân hàng Cổ phần như VIB, VpBank, MB Bank, TPBank, Sacombank… cũng thường xuyên đưa ra các mức lãi suất cạnh tranh, kèm theo các dịch vụ hỗ trợ, khuyến mãi, cam kết giải quyết hồ sơ nhanh chóng… để tạo sự chú ý, thu hút khách hàng tìm đến. Tuy vậy các mức phí trả nợ trước hạn, đáo hạn muộn… thường khá cao, nếu không chú ý có thể gây thiệt hại không nhỏ cho người đi vay.

Làm sao khi cho mượn sổ đỏ từ ngân hàng, người vay không còn khả năng trả nợ?

Hiện nay có rất nhiều trường hợp vay vốn của ngân hàng mà biện pháp bảo đảm bằng tài sản là nhà đất của người thứ ba (người này không vay vốn, không có giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ dân sự đối với ngân hàng). Nội dung của hợp đồng thế chấp nhà đất quy định nếu bên vay không trả nợ đúng thời hạn cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền phát mại tài sản của bên thứ ba để thu hồi vốn vay. Thực tế, phần lớn bên vay không trả được nợ và cố tình không trả nợ, ngân hàng khởi kiện, nhiều tòa án tuyên ngân hàng có quyền xử lý tài sản của người thứ ba để thu hồi nợ. Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:

Điều 317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Điều 335. Bảo lãnh

1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Căn cứ quy định nêu trên, việc gia đình bạn cho bác của bạn mượn sổ đỏ để vay ngân hàng thì người đứng tên thế chấp có nghĩa vụ trả nợ thay cho chú bạn khi bác bạn không còn khả năng trả nợ. Theo thỏa thuận giữa gia đình và bác bạn, việc cho mượn sổ đỏ có nghĩa là gia đình bạn đã đồng ý đem tài sản của gia đình để bảo lãnh cho nghĩa vụ trả nợ của bác bạn. Gia đình bạn cho mượn sổ đỏ và người đứng tên sẽ đóng vai trò là người bảo lãnh. Và trong trường hợp bác của bạn không trả được nợ, bên bảo lãnh (gia đình bạn) phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người được bảo lãnh (bác bạn). Sau khi trả xong nợ thì mới lấy lại được sổ đỏ. Nếu không trả được nợ ngân hàng sẽ xử lý tài sản đã thế chấp theo quy định.

Để có thể lấy lại được sổ đỏ, gia đình bạn có thể yêu cầu bác của bạn dùng một tài sản khác có giá trị tương đương đề nghị ngân hàng nhận thế chấp thay cho sổ đỏ của gia đình bạn. Hoặc lập một bản thỏa thuận gia đình bạn trực tiếp đứng ra trả nợ cho ngân hàng để ngân hàng trả lại sổ đỏ, sau đó yêu cầu bác bạn trả tiền cho gia đình bạn. Nếu bác bạn không chịu trả nợ, gia đình bạn có thể khởi kiện ra Tòa án cấp huyện nơi bác bạn cư trú. Khi khởi kiện, gia đình bạn cần có đầy đủ giấy tờ, chứng cứ chứng minh thỏa thuận về việc bác bạn mượn sổ đỏ, gia đình bạn đã trả nợ thay và bác bạn có nghĩa vụ trả tiền cho gia đình bạn….

Trên đây là giải đáp thắc mắc cho câu hỏi Làm sao khi cho mượn sổ đỏ từ ngân hàng, người vay không còn khả năng trả nợ?.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Làm sao khi cho mượn sổ đỏ từ ngân hàng, người vay không còn khả năng trả nợ?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như tư vấn thủ tục Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp:

Có được thế chấp quyền sử dụng đất cho ngân hàng hay không?

Câu trả lời là Có. Căn cứ khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng đất.

Khi nào có thể mang quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn ngân hàng?

Căn cứ Điều 168 Luật Đất đai 2013 quy định thời điểm để có thể mang quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn ngân hàng, theo quy định tại Điều 168 Luật Đất đai 2013 là khi người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu người sử dụng đất chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện việc thế chấp.

Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất được diễn ra như thế nào?

Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất: Căn bản sẽ thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thỏa thuận thế chấp quyền sử dụng đất.
Thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những biện pháp đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ dân sự. Do đó thỏa thuận này phải được lập thành văn bản, và theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì văn bản này phải được công chức hoặc chứng thực theo đúng quy định pháp luật.
Bước 2: Tiến hành việc đăng ký thế chấp tại văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 3: Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ trong hợp đồng vay, người sử dung đất đăng xóa thế chấp.