Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công khi nào?

06/12/2023 | 17:31 251 lượt xem SEO Tài

Thiết kế bản vẽ thi công là một trong những điều rất cần thiết đối với mỗi công trình xây dựng. Đây là những hình ảnh đầu tiên cùng với đó là khi có bản vẽ thiết kế chủ đầu tư có thể xác định được chính xác bản vẽ thi công của mình cần bao nhiêu chi phí để xây dựng cũng như tính toán được những rủi ro của công trình xây dựng. Nhưng đối với những công trình lớn thì hầu hết những thiết kế bản vẽ thi công đều do những cơ quanh nhà nước có thẩm quyền thực hiện phê duyệt. Vậy có trường hợp nào việc phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công thuộc về chủ đầu tư không? Mời bạn đón đọc bài viết “Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công khi nào? ” dưới đây của Tư vấn luật đất đai để có thêm những thông tin chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công khi nào?

Bản vẽ thi công là bước đầu tiên khi bạn muốn lập nên một công trình xây dựng. Bản vẽ được lập bằng những ký hiệu thường được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế chi tiết từng công trình nhỏ bên trong. Bản vẽ sẽ do những người có kinh nghiệm thiết kế và được các cấp ban nghành khác nhau phê duyệt. Việc bản vẽ có được phê duyệt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khi đưa ra xem xét.

Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng được quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) như sau:

“Điều 82. Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

  1. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này làm cơ sở phê duyệt, trừ trường hợp người quyết định đầu tư có quy định khác tại quyết định đầu tư xây dựng. Đối với các bước thiết kế còn lại, chủ đầu tư quyết định việc kiểm soát thiết kế theo quy định tại hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu và quy định của pháp luật có liên quan.
  2. Chủ đầu tư thẩm định các nội dung quy định tại Điều 83 của Luật này đối với bước thiết kế sau:
    a) Thiết kế FEED trong trường hợp thực hiện hình thức hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng công trình (Engineering – Procurement – Construction, sau đây gọi là hợp đồng EPC);
    b) Thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước;
    c) Thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế hai bước;
    d) Bước thiết kế khác ngay sau bước thiết kế cơ sở trong trường hợp thực hiện thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.
    …”
    Chủ đầu tư có trách nhiệm thẩm định thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế hai bước.

Dự toán xây dựng nằm trong nội dung của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được quy định ra sao?

Sau khi bản vẽ hay còn được gọi là thiết kế xây dựng công trình được phê duyệt thì bạn có thể thực hiện những bước tiếp theo của việc triển khai thực hiện công trình xây dựng đó là thực hiện dự toán xây dựng. Dự toán xây dựng được hiểu nôm na là những dự định trong quá trình xây dựng như những chi phí nguyên vật liệu, các loại nguyên vật liệu sẽ được chọn cùng với đó là thời hạn sử dụng cũng như các phương án bảo trì khi công trình đưa vào sử dụng trong thực tế.

Dự toán xây dựng nằm trong nội dung của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được quy định tại Điều 80 Luật Xây dựng 2014 như sau:

Điều 80. Nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

  1. Phương án kiến trúc.
  2. Phương án công nghệ (nếu có).
  3. Công năng sử dụng.
  4. Thời hạn sử dụng và quy trình vận hành, bảo trì công trình.
  5. Phương án kết cấu, loại vật liệu chủ yếu.
  6. Chỉ dẫn kỹ thuật.
  7. Phương án phòng, chống cháy, nổ.
  8. Phương án sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
  9. Giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
  10. Dự toán xây dựng phù hợp với bước thiết kế xây dựng.
Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công khi nào
Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công khi nào

Các quy định chung về thiết kế xây dụng được đề cập ra sao?

Có khá nhiều quy định khác nhau liên quan đến công trình xây dựng. Hãy thử tưởng tượng nếu bạn xây một căn nhà nhưng lại không đảm bảo những quy định liên quan đến thiết kế khiến cho căn nhà không đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người sống xung quanh khu vực sống của bạn thì sẽ như thế nào? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có những quy định liên quna đến thiết kế công trình xây dựng? Hãy cùng tìm hiểu những thiết kế công trình xây dựng sau đây bạn nhé.

Theo Điều 78 Luật Xây dụng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) thì các quy định chung về thiết kế xây dụng được đề cập như sau:

Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng

  1. Thiết kế xây dựng gồm:
    a) Thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;
    b) Thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;
    c) Các thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm thiết kế kỹ thuật tổng thể (Front – End Engineering Design, sau đây gọi là thiết kế FEED), thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế.
  2. Thiết kế xây dựng được thực hiện theo trình tự một bước hoặc nhiều bước như sau:
    a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công;
    b) Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công;
    c) Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công;
    d) Thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.
  3. Người quyết định đầu tư quyết định số bước thiết kế xây dựng khi phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng.
  4. Hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) theo yêu cầu của chủ đầu tư.
  5. Thiết kế bản vẽ thi công do tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu thi công xây dựng lập cho toàn bộ công trình hoặc từng hạng mục công trình hoặc từng giai đoạn thi công công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư.
  6. Chính phủ quy định chi tiết các bước thiết kế xây dựng, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh thiết kế xây dựng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công khi nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý pháp luật. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Bản vẽ thi công là gì?

Như chúng ta đã biết bản vẽ thi công là một loại bản vẽ thường dùng trong các công trình xây dựng nhà ở, văn phòng, chung cư hay các tòa nhà lớn, đường xá…. Theo đó thì bản vẽ thi công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và các thiết bị được sử dụng thực tế.  Khi đã có bản vẽ thi công thì có thể hiểu đã đến giai đoạn cuối cùng trong quy trình thiết kế của một công trình xây dựng, và khi được chủ đầu tư phê duyệt nó sẽ được triển khai ngay theo đúng thời gian và tiến độ của dự án được để ra.
Theo đó thì trong bản vẽ thi công có lập dự toán và bóc tách khối lượng. Những thông tin này sẽ giúp kế toán dễ lên khối lượng nguyên vật liệu và dự toán kinh phí xây dựng cho công trình. Bản vẽ thi công là phần cụ thể hóa từ bản vẽ thiết kế sơ bộ, bao gồm: thuyết minh giải pháp thiết kế, bảng tính chọn thiết bị, bản vẽ cad… Dựa vào những thông tin này những người giám sát công trình sẽ dễ dàng quản lý số lượng và tiến độ của công nhân xây dựng hơn.

Những công trình có vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư được phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công ở bước nao?

Chủ đầu tư có quyền tự thực hiện thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng. Theo đó đối với các công trình dùng vốn ngân sách nhà nước, với thiết kế 3 bước thì chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công còn với thiết kế 2 bước thì người quyết định đầu tư sẽ phê duyệt bản vẽ thi công. Còn đối với các công trình dùng vốn nhà nước ngoài ngân sách hoặc vốn khác thì chủ đầu tư được tự phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công.