Chào luật sư! Tôi đang chuẩn bị xây nhà ở mới; đã thực hiện xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên; theo dự kiến thì giấy phép sẽ có muộn hơn ngày tôi dự định khởi công; vì đó là ngày đẹp rất phù hợp để khởi công nên gia đình cũng không muốn trì hoãn. Xin hỏi luật sư khởi công xây dựng nhà ở trước khi có giấy phép có bị phạt không? Nếu bị phạt mà tiếp tục xây dựng thì xử lý thế nào? Làm thế nào để được tiếp tục xây dựng mà không bị bắt tháo dỡ? Rất mong luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn thông qua bài viết: Khởi công xây dựng nhà ở trước khi có giấy phép có bị phạt không? Mời bạn đọc theo dõi!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khởi công xây dựng nhà ở trước khi có giấy phép có bị phạt không?
Không được khởi công xây dựng nhà ở trước khi có giấy phép xây dựng
Khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định; khi khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng.
- Đối với công trình phải có giấy phép xây dựng thì phải có giấy phép theo quy định.
- Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình; công trình khởi công đã được phê duyệt.
- Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định pháp luật.
- Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
- Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.
Riêng việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ đáp ứng điều kiện thứ hai là có giấy phép xây dựng.
Như vậy; đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng; thì không được khởi công xây dựng nhà ở trước khi có giấy phép.
Mức phạt khi khởi công xây dựng nhà ở trước khi có giấy phép xây dựng
Hành vi khởi công xây dựng nhà ở trước khi có giấy phép xây dựng bị coi là hành vi xây dựng không phép; và theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng không có giấy phép xây dựng; mà theo quy định phải có giấy phép như sau:
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn; khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Như vậy ta có thể thấy; so với mức phạt cũ từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng quy định tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP; mức phạt đối với hành vi xây dựng khi chưa có giấy phép tại nghị định mới đã tăng gấp nhiều lần; cao nhất có thể lên tới 140 triệu đồng. Theo tác giả mức phạt này đã đủ sức răn de đối với các chủ thể vi phạm; chính vì vậy chủ thể xây dựng cần lưu ý vấn đề xin giấy phép xây dựng này.
Khi đã bị xử phạt mà tiếp tục xây dựng có bị phạt tiếp không?
Ngoài ra; sau khi bị xử phạt nếu tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hoặc tái phạm thì chủ thể sẽ tiếp tục bị xử lý theo quy định tại các khoản 12; khoản 13 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Xử phạt hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm như sau:
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn; khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
- Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
- Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn; khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
- Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.0000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả
Hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Điều 14; bao gồm:
- Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 03 tháng đến 06 tháng (nếu có)
- Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 06 tháng đến 09 tháng (nếu có)
- Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 09 tháng đến 12 tháng (nếu có)
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: Buộc phá dỡ công trình; phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định mà hành vi vi phạm đã kết thúc).
Thời gian cho phép để xin giấy phép xây dựng kể từ ngày lập biên bản là bao lâu?
Trong thời hạn 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng; 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng và có giấy phép xây dựng.
Hết thời hạn trên; tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng được cấp; thì người có thẩm quyền xử phạt ra văn bản thông báo yêu cầu tổ chức; cá nhân vi phạm tự phá dỡ công trình; phần công trình xây dựng vi phạm.
- Trong thời hạn tối đa 15 ngày; kể từ ngày gửi văn bản thông báo (tính theo dấu bưu điện) hoặc từ ngày có biên bản bàn giao thông báo; tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm có trách nhiệm thực hiện biện pháp buộc tự phá dỡ công trình; phần công trình xây dựng vi phạm.
- Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm xuất trình giấy phép xây dựng; người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hiện trạng công trình xây dựng; lập biên bản ghi nhận. Nếu như hiện trạng phù hợp thì tiếp tục được xây dựng; còn nếu không phù hợp thì buộc tháo dỡ công trình.
Tổ chức, cá nhân không thực hiện biện pháp buộc phá dỡ; thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách hợp thức hóa nhà cấp 4 không phép, sai phép năm 2022
- Rủi ro khi làm thủ tục chuyển nhượng qsdđ trước khi nhận thanh toán tiền
- Thủ tục tách thửa đối với quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng chung
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Khởi công xây dựng nhà ở trước khi có giấy phép có bị phạt không?“.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục cấp hộ chiếu, tư vấn luật đất đai …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tổ chức; cá nhân có hành vi vi phạm chỉ được tiếp tục thi công xây dựng nếu đã thực hiện nộp hồ sơ và có giấy phép xây dựng. Đồng thời biên bản kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp; giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định.
Trường hợp hiện trạng công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng; thì trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra; ghi nhận hiện trạng công trình, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm buộc phá dỡ công trình, phần công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng.
– Đơn xin đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu quy định.
– Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
– Bản sao công chứng bản vẽ thi công được phê duyệt bao gồm:
– Bản vẽ mặt bằng công trình tỷ lệ 1/50, 1/500 có kèm theo vị trí của công trình.
– Bản vẽ mặt bằng các tầng, mặt đứng và mặt cắt chính của công trình theo tỷ lệ 1/50, 1/200.
– Bản vẽ mặt bằng móng theo tỷ lệ 1/50, 1/200 và mặt cắt của móng theo tỷ lệ 1/50 có kèm theo sơ đồ đấu nối cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải.