Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm những gì?

05/09/2022 | 23:56 41 lượt xem Thủy Thanh

Hiện nay các thủ tục chuyển nhượng, đăng kí biến động đất đai diễn ra ngày một phổ biến do đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong những hoạt động diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên nhiều người dân vẫn chưa nắm rõ các thủ thục cũng như ” hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất” như thế nào?. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu ngay nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi là thủ tục để chuyền quyền sử dụng đát là gì ạ?. Khi đi làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất thì tôi cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ gì ạ?.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình về vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Chuyển quyền sử dụng đất là gì?

Khi có đủ điều kiện theo quy định thì người sử dụng đất được chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho người khác theo những hình thức nhất định. Chuyển quyền sử dụng đất được quy định rõ tại khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.”

Như vậy, việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, cụ thể:

– Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa hộ gia đình, cá nhân trong cùng một xã, phường, thị trấn với nhau nhằm tạo thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp.

– Chuyển nhượng quyền sử dụng đất (người dân hay gọi là mua 

 bán đất đai). Đây là hình thức phổ biến nhất để chuyển quyền sử dụng đất.

– Thừa kế quyền sử dụng đất là một hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất của người chết sang người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật.

– Tặng cho quyền sử dụng đất là một hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác khi các bên còn sống.

– Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất khi góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Điều kiện chuyển quyền sử dụng đất

Khoản 1 và khoản 2 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.

– Đất là đối tượng chuyển quyền không có tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài các điều kiện trên, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 Luật Đất đai 2013 như: Đáp ứng điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho không thuộc trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho,…

Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản chính + 02 bản photo có chứng thực)

– CMND, hộ khẩu 2 bên chuyển nhượng (02 bản có chứng thực)

– Tờ khai lệ phí trước bạ

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân

– Giấy tờ chứng minh tài sản chung/ riêng (giây xác nhận tình trạng hôn nhân, 02 bộ có chứng thực)

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( sổ đỏ), 01 bản sao có chứng thực quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

– 01 bản có chứng thực chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của bên bán và bên mua.

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bước 1: Các bên giao dịch lập và ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Chủ thể chuyển nhượng và người được chuyển nhượng quyền sử đụng đất tự thỏa thuận về các điều khoản và thực hiện ký kết hợp đồng. Sau đó, hai bên tiến hành công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với đầy đủ các loại giấy tờ sau:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ);
– Sổ hộ khẩu của cả hai bên;
– Một trong hai loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm các điều khoản đã được thảo luận.

Bước 2: Nộp hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất tại Phòng đăng ký đất cấp huyện 

Khi nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, công dân cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất gồm:

– Đơn đề nghị đăng ký biến động;
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Bản sao một số giấy tờ cá nhân như: Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực;
– Sổ hộ khẩu;

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ và kê khai, thực hiện nghĩa vụ tài chính

– Trong thời hạn 04 ngày làm việc, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ nếu đủ điều kiện thì thực hiện gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Cơ quan thuế xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính theo quy định.

– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người sử dụng đất nộp đủ các giấy tờ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc Phòng TN&MT xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Trong thời gian 01 ngày làm việc, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc Phòng TN&MT thực hiện chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và gửi kết quả về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trả cho người sử dụng đất.

– Xác nhận vào bản chính giấy tờ việc đã cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

Theo điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ phải chịu các khoản phí sau:
– Lệ phí địa chính: 15.000 đồng
– Lệ phí thẩm định: 0.15% giá trị chuyển nhượng (tối thiểu là 100.000 đồng và tối đa là 5.000.000 đồng).

Bước 4: Nhận kết quả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới 

Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, sau 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện thủ tục đăng ký chuyển nhượng và trao trả kết quả cho người nộp.

Thuế và lệ phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân do bên bán chịu do có thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thuế thu nhập cá nhân này được xác định như sau:

Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất = 2% x Giá chuyển nhượng.

Ngoài ra, nếu trong trường hợp giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất có sự xuất hiện của các bên môi giới, được ủy quyền, các bên này chịu thuế thu nhập cá nhân do có thu nhập phát sinh.

Ví dụ giá chuyển nhượng đất là 550.000.000 đồng thì thuế thu nhập cá nhân mà người bán phải chịu là:

2% x 550.000.000 = 11.000.000 đồng

Lệ phí trước bạ

Lệ phí trước bạ do bên mua chịu và được xác định như sau:

Tiền lệ phí trước bạ = 0.5% x Giá tính lệ phí trước bạ

Trong đó: Giá tính lệ phí trước bạ đối với đất (đồng) = Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ (m2) x Giá một mét vuông đất (đồng/m2).

Các loại lệ phí khác

Một số khoản lệ phí khác cần lưu ý như:

– Lệ phí địa chính: 15.000 đồng.

– Lệ phí thẩm định: 0.15% giá trị chuyển nhượng, tối thiểu là 100.000 đồng và tối đa là 5.000.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền, Làm sổ đỏ, chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, Tách sổ đỏ, tra cứu quy hoạch đất, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất như thế nào?

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và được công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý để ràng buộc các bên, chứng minh với cơ quan nhà nước.
Thông thường cha mẹ thường băn khoăn giữa hai hình thức: tặng cho và để thừa kế (lập di chúc) cho con. Hai hình thức này có những ưu, nhược điểm khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu của các bên nên cần cân nhắc kỹ quy định pháp luật để đảm bảo tốt nhất quyền, lợi ích của các bên.

Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cá nhân được quy định như thế nào?


Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 179 Luật đất đai có quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất như sau:
Điều 179. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;
b) Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;
c) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
d) Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;
đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật….”

Theo như quy định này thì tại điểm c Khoản 1 Điều này, thì cá nhân sẽ có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và việc chuyển nhượng phải do chính người có quyền sử dụng hợp pháp miếng đất đó theo quy định của pháp luật thực hiện việc chuyển nhượng lại cho một chủ thể khác hoặc do chính người có quyền sử dụng hợp pháp đó ủy quyền cho người thứ ba thực hiện giao dịch.