Thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất xuất phát từ nhu cầu khách quan của nhà nước và từ phía người sử dụng đất. Pháp luật hiện hành có quy định về nhưng điều kiện, thủ tục hay hạn mức, diện tích đất tối thiểu để thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất này. Vậy chi tiết quy định về hạn mức chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở năm 2023 là bao nhiêu là thắc mắc được quan tâm nhiều tới. Bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai để nắm được quy định này.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất thì việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (hay còn gọi là đất thổ cư) thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ Điều 52 Luật Đất đai 2013 quy định về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì xem xét mục đích chuyển đổi đất trên 2 điều kiện:
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Như vậy, khi đáp ứng đủ điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng thì được chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở.
Hạn mức chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở năm 2023
Căn cứ quy định tại Điều 15 Luật Đất đai 2013 như sau:
“Điều 15. Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất
1. Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
2. Nhà nước quy định thời hạn sử dụng đất bằng các hình thức sau đây:
a) Sử dụng đất ổn định lâu dài;
b) Sử dụng đất có thời hạn.”
Tại Điều 129 Luật Đất đai 2013 quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp như sau:
“Điều 129. Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
…”
Tại Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân như sau:
“Điều 44. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được áp dụng đối với các hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:
1. Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối:
a) Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.
…”
Theo đó, chỉ có quy định về hạn mức sử dụng đất, giao đất nông nghiệp và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về hạn mức chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở (phi nông nghiệp).
Căn cứ vào đâu để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất?
Căn cứ theo quy định Điều 52 Luật Đất đai 2013 như sau:
“Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.”
Việc chuyển mục đích sử dụng đất bên cạnh nhu cầu của người sử dụng đất còn phải căn cứ vào việc quyết định mục đích sử dụng đất của Nhà nước thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp nào chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 về chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.”
Theo đó, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định cụ thể nêu trên.
Mời bạn xem thêm:
- Nhà nước không thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất 50 năm 2023
- Thủ tục chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất vườn năm 2023
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Hạn mức chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở năm 2023 là bao nhiêu?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chuyển từ thủ tục chia nhà ở khi ly hôn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hồ sơ gồm:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Có thể hiểu chuyển mục đích sử dụng đất là việc thay đổi mục đích sử dụng từ loại đất này sang loại đất khác phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, được thực hiện bằng quyết định hành chính hoặc thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai.
Sau khi cá nhân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính thì trong thời hạn không quá 15 ngày và không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thủ tục chuyển đổi sẽ được hoàn tất.