Nhà nước không thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào?

27/03/2023 | 09:43 16 lượt xem Tình

Thưa Luật sư, tôi là Quỳnh hiện đang sinh sống và làm việc tại Quảng Ninh, tôi có thắc mắc mong được Luật sư giúp đỡ, giải quyết như sau: Sau khi tìm hiểu thì tôi biết rằng có những trường hợp Nhà nước sẽ thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cụ thể như: cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp, Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất,… Tuy nhiên, tôi chưa rõ thông tin về Nhà nước không thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào?? Rất mong Luật sư có thể cung cấp thông tin này và giải đáp thắc mắc cho tôi. Xin cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Xin mời bạn tìm hiểu qua bài viết của Tư vấn đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Nhà nước không thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào?” của chúng tôi.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 định nghĩa khái niệm giấy chứng nhận quyền sử đất như sau:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người tài sản khác gắn liền với đất.

Nhà nước không thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013, các trường hợp Nhà nước thu hồi sổ đỏ bao gồm:

Trường hợp 1: Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;

Trường hợp 2: Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;

Trường hợp 3: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Trường hợp 4: Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định pháp luật về đất đai:

+ Không đúng thẩm quyền;

+ Không đúng đối tượng sử dụng đất;

+ Không đúng diện tích đất;

+ Không đủ điều kiện được cấp;

+ Không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Lưu ý:

Trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận trong các trường hợp trên (cấp sổ đỏ trái pháp luật) đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai thì không tiến hành thu hồi giấy chứng nhận đã cấp. Việc xử lý thiệt hại do cấp sổ đỏ trái pháp luật được thực hiện theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân. (Khoản 6 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Tuy nhiên, Nhà nước không thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp: Nhà nước không thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật trong các trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 106 của Luật Đất đai nếu người được cấp Giấy chứng nhận đã thực hiện thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và đã được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trường hợp 1:

– Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp Sổ đỏ đã cấp trước khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thu Sổ đỏ đã cấp chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.

– Trường hợp Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai và thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người thì người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trước khi bàn giao đất cho Nhà nước. Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện thu hồi đất có trách nhiệm thu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý, trừ trường hợp cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế.

Trường hợp 2, 3:

Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp Sổ đỏ mới thì người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trước đây cùng với hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ đăng ký biến động.

Trường hợp 4:

Theo khoản 4 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (điểm b, điểm c khoản 4 được sửa đổi bởi khoản 56 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp không đúng quy định của pháp luật được quy định như sau:

Trường hợp cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra có văn bản kết luận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét:

+ Nếu kết luận của cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra là đúng thì quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp;

+ Trường hợp xem xét, xác định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp là đúng quy định của pháp luật thì phải thông báo lại cho cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra.

Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phát hiện Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai thì:

+ Kiểm tra lại;

+ Thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp không đúng quy định.

Trường hợp người sử dụng đất phát hiện Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai thì:

+ Gửi kiến nghị bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Sổ đỏ có trách nhiệm kiểm tra, xem xét quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai.

– Cơ quan trực tiếp thu hồi: Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc thu hồi và quản lý Sổ đỏ đã thu hồi theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý:

– Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng ý với quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có quyền khiếu nại.

Khi nào được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ?

Căn cứ khoản 1 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Điều 16 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, người dân được cấp lại Giấy chứng nhận hoặc cấp lại trang bổ sung của Giấy chứng nhận nếu bị mất.

Khác với các thủ tục hành chính khác trong lĩnh vực đất đai, người dân không nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận luôn mà phải khai báo với UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã), cụ thể:

Khoản 1 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định hộ gia đình, cá nhân có Giấy chứng nhận bị mất phải khai báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, trừ trường hợp mất do thiên tai, hỏa hoạn.

Sau khi tiếp nhận khai báo của hộ gia đình, cá nhân thì UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã.

Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo, hộ gia đình, cá nhân bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.

Hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK.
  • Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận.
  • Nếu bị mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.
Nhà nước không thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào?
Nhà nước không thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào?

Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bước 1: Nộp hồ sơ

Căn cứ Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, nơi nộp hồ sơ được thực hiện như sau:

Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có nhà đất nếu có nhu cầu.

Nếu địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại Bộ phận một cửa cấp huyện.

Nếu địa phương chưa tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với địa phương chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Khi tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện những công việc sau:

– Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất.

– Lập hồ sơ trình UBND cấp huyện ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận.

– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4: Trả kết quả

Thời gian cấp lại: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã…

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Tư vấn đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nhà nước không thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn đặt cọc đất… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan trực tiếp thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Cơ quan trực tiếp thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là:
Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc thu hồi và quản lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thu hồi theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền.

Quy trình thông báo về việc thu hồi đất như thế nào?

Quy trình thông báo về việc thu hồi đất:
– Thông báo việc thu hồi đất phải được gửi đến từng người có đất thu hồi;
– Họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi;
– Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng,
– Niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Ý nghĩa của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tầm quan trọng của Giấy chứng nhận được thể hiện qua một số vai trò phổ biến sau:
– Căn cứ xác nhận ai là chủ đất, chủ sở hữu nhà ở
– Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
– Giấy chứng nhận là căn cứ để xác định có được bồi thường về đất khi thu hồi hay không?
– Giấy chứng nhận là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai
– Giấy chứng nhận sử dụng làm căn cứ để xác định loại đất (xem trong Sổ đỏ, Sổ hồng sẽ thấy phần mục đích sử dụng đất).
– Giấy chứng nhận là thành phần trong hồ sơ đăng ký biến động khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn, chuyển mục đích sử dụng đất,…