Giấy ủy quyền sửa chữa nhà mới 2023

09/10/2023 | 14:34 122 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, cô và chú của tôi đang đi thăm con học ở nước ngoài. Hôm trước quê tôi có mưa lớn, căn nhà của cô chú tôi bị dột do cây ngã xuống mái nhà. Liệu tôi có thể sửa chữa nhà cho cô chú tôi có được hay không? Tôi định sửa chữa nhà trước sau đó sẽ kêu cô chú tôi thanh tiền lại. Tôi cũng có gọi hỏi thì họ nhờ tôi mua vật dụng về sửa nhà giúp. Không biết trong trường hợp này có cần làm giấy ủy quyền không? Giấy ủy quyền sửa chữa nhà được quy định thế nào? Mong được luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn luật đất đai của chúng tôi. Về Giấy ủy quyền sửa chữa nhà được quy định thế nào chúng tôi tư vấn đến bạn như sau

Ủy quyền là gì theo quy định?

Hiện nay theo quy định của bộ luật dân sự thì ủy quyền là việc nhờ người khác làm thay mình một công việc gì đó. Bản chất của ủy quyền ra sao và khái niệm được luật phân tích chi tiết thế nào, mời bạn tham khảo nội dung bên dưới đây để biết thêm nhé:

Định nghĩa uỷ quyền
Uỷ quyền là một trong những hình thức của việc đại diện, thay mặt khi người uỷ quyền không thể tự mình thực hiện công việc.

Cụ thể, các bên (bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền) thoả thuận, bên được uỷ quyền sẽ thực hiện công việc thay cho bên uỷ quyền trong một khoảng thời gian theo thoả thuận và có thể có thù lao hoặc không.

Hiện không có định nghĩa cụ thể về uỷ quyền là gì mà chỉ có khái niệm hợp đồng uỷ quyền nêu tại Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Ủy quyền hiện nay có các hình thức nào?

Hiện nay về hình thức của việc ủy quyền thì có thể ủy quyền bằng lời nói hay bằng văn bản là giấy ủy quyền. Sự khác biệt của các hình thức ủy quyền và ý nghĩa của việc ủy quyền cũng là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Có các hình thức ủy quyền hiện nay theo luật quy định là:

Mặc dù Bộ luật Dân sự có quy định giải thích về hợp đồng uỷ quyền nhưng định nghĩa này lại không bắt buộc hợp đồng uỷ quyền phải bằng văn bản. Các văn bản pháp luật khác cũng không quy định bắt buộc việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản.

Do đó, về hình thức của uỷ quyền, việc uỷ quyền có thể thể hiện bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác. Với hình thức bằng văn bản, hiện nay văn bản uỷ quyền thường có hai loại là: Giấy uỷ quyền và hợp đồng uỷ quyền. Trong đó:

– Hợp đồng uỷ quyền: Đây là hình thức được định nghĩa tại Điều 562 Bộ luật Dân sự là sự thoả thuận của các bên. Do đó, trong hợp đồng uỷ quyền phải có nội dung thể hiện ý chí của các bên về công việc được uỷ quyền.

– Giấy uỷ quyền: Khác với hợp đồng uỷ quyền được quy định là sự thoả thuận của các bên trong Bộ luật Dân sự, giấy uỷ quyền không được văn bản pháp luật nào định nghĩa. Do đó, giấy uỷ quyền có thể là một hành vi pháp lý đơn phương hoặc là hình thức thể hiện sự thoả thuận của các bên.

Tuy nhiên, khác với hợp đồng uỷ quyền, giấy uỷ quyền có thể chỉ cần có bên uỷ quyền ký tên trong giấy uỷ quyền để chỉ định người khác nhân danh mình thực hiện công việc uỷ quyền.

Một số văn bản có yêu cầu giấy uỷ quyền khi thực hiện công việc, ví dụ như việc uỷ quyền các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp phải được lập thành giấy uỷ quyền (căn cứ khoản 1 Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ)

Những thủ tục không được phép ủy quyền hiện nay

Bên cạnh các công việc mà cá nhân có thể ủy quyền thì cũng có những việc không thể ủy quyền được. Công việc đó bắt buộc chính chủ thể đó thực hiện chứ không phải là một ai đó khác. Những thủ tục hiện nay không được phép ủy quyền gồm có:

Uỷ quyền là sự thoả thuận của các bên trong đó một bên nhân danh bên còn lại thực hiện các công việc trong phạm vi uỷ quyền. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều có thể uỷ quyền.

Có một số trường hợp, pháp luật cấm không được phép uỷ quyền cho người khác thực hiện thay công việc của mình gồm:

– Đăng ký kết hôn. Theo khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch. Theo đó, các bên khi đăng ký kết hôn phải cùng có mặt để cùng ký tên vào giấy đăng ký kết hôn và sổ hộ tịch.

– Ly hôn: Theo khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, khi ly hôn, vợ chồng không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng nhưng có thể uỷ quyền nộp hồ sơ, nộp tạm ứng án phí…

– Gửi tiết kiệm tại ngân hàng: Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, để được gửi tiết kiệm, người có nhu cầu gửi tiền phải trực tiếp đến quầy giao dịch để thực hiện trừ trường hợp gửi tiết kiệm online.

– Công chứng di chúc: Theo khoản 1 Điều 56 Luật Công chứng, người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc mà không được uỷ quyền cho người khác.

– Cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2: Theo khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009, khi yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2, người có yêu cầu không được uỷ quyền cho người khác…

Giấy ủy quyền sửa chữa nhà được quy định thế nào?

Giấy ủy quyền sửa chữa nhà được quy định thế nào?

Để hiểu hơn về hình thức trình bày của giấy ủy quyền, các nội dung cần có và được thể hiện trong giấy ủy quyền thì chúng ta có thể tham khảo các mẫu giấy ủy quyền. Dưới đây là một mẫu giấy ủy quyền sửa chữa nhà được chúng tôi cung cấp đến bạn đọc như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

Số: …………/HĐUQ

Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ……. Tại ……………,, chúng tôi gồm:

Bên ủy quyền (sau đây gọi là Bên A):

Ông (Bà):……………………………………….

Sinh ngày:.……………………………………………………………………..

CMND/CCCD:……..…….cấp ngày……… tại …………………..

Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú) ………………………………..

Bên được ủy quyền (sau đây gọi là Bên B):

Ông (Bà):……………………………………….

Sinh ngày:.……………………………………………………………………..

CMND/CCCD:……..…….cấp ngày……… tại …………………..

Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú) ………………………………..

Nay hai bên đồng ý việc giao kết hợp đồng ủy quyền với các thỏa thuận sau đây:

ĐIỀU 1: PHẠM VI ỦY QUYỀN

Ghi cụ thể nội dung công việc ủy quyền, phạm vi ủy quyền mà bên B có nghĩa vụ thực hiện nhân danh bên A.

…………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………

ĐIỀU 2: THỜI HẠN ỦY QUYỀN

Thời hạn ủy quyền là …………………… kể từ ngày ………. tháng ……. năm ……….

ĐIỀU 3: THÙ LAO

Thù lao ủy quyền là ………………

Thù lao hợp đồng (nếu có) do các bên tự thỏa thuận. Nếu ủy quyền có thù lao cần ghi rõ thời gian, phương thức thanh toán thù lao (kể cả trong trường hợp đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng ủy quyền)

ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A

1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

 a. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên B thực hiện công việc;

 b. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên B thực hiện trong phạm vi ủy quyền;

 c. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên B đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền và trả thù lao cho bên B, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

2. Bên A có các quyền sau đây:

 a. Yêu cầu bên B thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền;

 b. Yêu cầu bên B giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, nếu không có thỏa thuận khác;

 c. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên B vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận.

ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B

1.Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

 a. Thực hiện công việc ủy quyền theo ủy quyền và báo cho bên A về việc thực hiện công việc đó;

 b. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền;

 c. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền;

 d. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện ủy quyền;

đ. Giao lại cho bên A tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

e. Bồi thường thiệt hại do vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng;

2.Bên B có các quyền sau đây:

 a. Yêu cầu bên A cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết nhằm thực hiện công việc ủy quyền;

 b. Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền.

ĐIỀU 6: VIỆC NỘP LỆ PHÍ CHỨNG THỰC

Lệ phí chứng thực Hợp đồng này do bên ………… chịu trách nhiệm nộp.

ĐIỀU 7: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện hợp đồng ủy quyền mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không thương lượng được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 8: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

1. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc

2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

3. Các cam đoan khác….

ĐIỀU 9: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

3. Hợp đồng này có hiệu lực từ…………………………………………

BÊN A(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)BÊN B(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết giấy ủy quyền Giấy ủy quyền sửa chữa nhà hiện nay

Sau khi tham khảo và tải xuống mẫu giấy ủy quyền sửa chữa nhà ở bên trên, chúng ta cần tìm hiểu đến cách viết giấy ủy quyền và những vấn đề cần lưu ý. Những nội dung này chúng tôi đã tổng hợp và đưa đến bạn như sau:

Ghi chú:

(1) Theo quy định tại Điều 122 Luật nhà ở năm 2014, hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp các bên có nhu cầu;

(2) Trong trường hợp vợ chồng có địa chỉ thường trú khác nhau, thì ghi địa chỉ thường trú từng người và của cả hai người;

(3) Theo quy định tại Điều 155 Luật nhà ở năm 2014, việc ủy quyền quản lý nhà ở chỉ được thực hiện đối với nhà ở có sẵn;

(4) Theo quy định tại Điều 155 Luật nhà ở năm 2014, thời hạn ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở do các bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng ủy quyền; nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày ký hợp đồng ủy quyền;

(5) Theo quy định tại Điều 122 Luật nhà ở năm 2014, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Giấy ủy quyền sửa chữa nhà được quy định thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là soạn thảo hợp đồng cho thuê nhà và đất…Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thời gian công chứng giấy ủy quyền là bao lâu?

Cũng giống như các loại hợp đồng khác, công chứng hợp đồng uỷ quyền theo quy định thì sẽ được thực hiện trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ cần phải xác minh hoặc có nội dung phức tạp thì việc uỷ quyền sẽ được kéo dài thời gian đến không quá 10 ngày làm việc.
Tuy nhiên, thực tế, nếu công chứng hợp đồng uỷ quyền không có nội dung phức tạp thì thời gian giải quyết thường chỉ trong khoảng 01 – 02 tiếng đồng hồ kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Hiện nay khi ủy quyền có tốn phí hay không?

Công chứng hợp đồng uỷ quyền, người yêu cầu phải nộp:
– Phí công chứng theo Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC là 20.000 đồng/trường hợp.
– Thù lao công chứng: Theo thoả thuận của tổ chức hành nghề công chứng với người yêu cầu công chứng hợp đồng uỷ quyền nhưng không được vượt quá mức trần do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Thù lao công chứng gồm tiền photo, in ấn, tiền phí ký công chứng ngoài trụ sở, ngoài giờ làm việc…

Cơ quan thực hiện chứng thực chữ ký ủy quyền là cơ quan nào?

Cá nhân có thể chứng thực chữ ký giấy uỷ quyền tại một trong các cơ quan sau đây:
– Phòng Tư pháp cấp huyện.
– Uỷ ban nhân dân cấp xã.
– Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự…
– Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng.