Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị người khác chiếm giữ phải làm sao?

16/02/2023 | 10:43 67 lượt xem Hương Giang

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ, là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của người dân đối với nhà đất. Khi bị người khác chiếm hữu loại giấy tờ này thì việc thực hiện các quyền đối với bất động sản của chủ sở hữu cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Trong trường hợp này, nhiều người băn khoăn không biết phải làm gì để đòi lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị người khác chiếm giữ? Kiện đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được không? Thời gian giải quyết thủ tục khởi kiện đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị người khác chiếm giữ là bao lâu? Sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Văn bản hợp nhất 21/2018/VBHN-VPQH Luật Đất đai thì “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.  Đối với nhà nước, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có giá trị nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai, tránh tình trạng lấn chiếm đất đại còn đối với người sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng để chứng minh người sử dụng đất thực hiện liên tục các quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất mà người sử dụng đất đang sử dụng. Với giá trị như vậy nên việc thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bị mất sổ là điều cần thiết phải thực hiện.

Kiện đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được không?

Đối chiếu các quy định trên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) chỉ là căn cứ xác nhận về quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức. Bản thân ‘sổ đỏ’ không phải là quyền sử dụng đất, không phải là tài sản.

Do đó, mặc dù “sổ đỏ” bị người khác chiếm giữ trái pháp luật, nhưng cá nhân không thể khởi kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là “sổ đỏ” vì “sổ đỏ” không phải là tài sản. Nếu cá nhân đã nộp đơn thì tòa án sẽ không thụ lý, vì không thuộc thẩm quyền giải quyết.

Tranh chấp yêu cầu đòi lại Giấy chứng nhận chưa được quy định cụ thể là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Pháp luật hiện hành mới chỉ có hướng dẫn trong trường hợp mất “sổ đỏ”. Đối với trường hợp ‘sổ đỏ’ bị người khác chiếm giữ bất hợp pháp thì chưa có quy định cụ thể.

Về vấn đề này, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tại Công văn 141/TANDTC-KHXX như sau:

Trường hợp người khởi kiện chỉ đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do người khác đang chiếm giữ thì Tòa án giải quyết như sau:

  • Trường hợp chưa thụ lý vụ án thì Tòa án áp dụng điểm e khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự trả lại đơn kiện cho người khởi kiện. Trong văn bản trả lại đơn khởi kiện, Tòa án phải ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện là yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
  • Trường hợp đã thụ lý vụ án thì Tòa án căn cứ vào khoản 2 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý; trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự; căn cứ khoản 3 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự.

Phải làm gì để đòi lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị người khác chiếm giữ?

Trong trường hợp của bạn, bạn phải xác định được rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là căn cứ để xác nhận quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức; người đứng tên trên sổ đỏ có quyền sở hữu bao gồm các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản, không phải là tiền, cũng như không phải là giấy tờ có giá.

Do đó, hành vi chiếm giữ sổ đỏ của người khác không đủ yếu tố để cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự. Trường hợp chiếm giữ không chịu trả thì bạn có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận với lý do bị mất theo quy định tại Điều 77 của Văn bản hợp nhất 04/2021/VBHN-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013, cụ thể theo trình tự sau:

Bước 1: Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất sổ đỏ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.

Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất sổ đỏ trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

Bước 2: Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị sổ đỏ nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại sổ đỏ.

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại sổ đỏ do bị mất gồm có:

– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT

– Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân;

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị người khác chiếm giữ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị người khác chiếm giữ

– Giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;

Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm sau:

– Kiểm tra hồ sơ;

– Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất;

– Lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy sổ đỏ bị mất, đồng thời ký cấp lại sổ đỏ;

– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;

– Trao sổ đỏ cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Sau thời gian quy định mà bạn không nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến cơ quan có thẩm quyền.

Thời gian giải quyết thủ tục khởi kiện đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị người khác chiếm giữ

Sơ thẩm:

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Khi đó, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.
  • Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 203 thì thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Phúc thẩm:

  • Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý, thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
  • Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa.
  • Trong vòng 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa có thể đưa ra quyết định tạm đình chỉ xét xử, đình chỉ xét xử hoặc đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Quyết định này dựa trên kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án đã được xét xử ở cấp sơ thẩm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị người khác chiếm giữ”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến chia thừa kế nhà đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Tranh chấp đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có khởi kiện đến tòa án được không?

Căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định:
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này.
– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp sổ đỏ?

Điều kiện cấp sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) đã được quy định rõ trong Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Theo đó, việc Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được chia làm 2 trường hợp:
– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu sử dụng đất và có các giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu sử dụng đất, nhưng không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất, nhưng thuộc trường hợp quy định tại Điều 101 Luật Đất đai 2013 và Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại sổ đỏ bị mất hiện nay?

Về vấn đề xin cấp lại sổ đỏ bị mất, rách, ố nhòe, Điều 37 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định như sau: Đối với những trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận xin cấp đổi lại thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.