Giao đất sau khi giải phóng mặt bằng như thế nào?

06/06/2023 | 15:17 36 lượt xem SEO Tài

Giao đất khi giải phóng mặt bằng là bước cuối cùng khi thực hiện quá trình giải phóng mặt bằng. Sau khi đã giải toả và tổ chức bồi thường cho người dân thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện giao đất đã thu hồi cho các đơn vị chủ đầu tư để thực hiện xây dựng. Quá trình này thường diễn ra trong vòng 2-3 tháng. Nhiều trường hợp giao đất không đúng thẩm quyền, giao đất sai quy định dẫn đến kéo dài quá trình thi công thực hiện công trình gây tổn thất nặng nề cho nhà nước và các đơn vị xây dựng. Vậy quy định pháp luật về giao đất khi giải phóng mặt bằng như thế nào? Mời các bạn đón đọc bài viết “Giao đất sau khi giải phóng mặt bằng” dưới đây của Tư vấn luật đất đai để có thêm thông tin chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Giao đất là gì?

Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất gồm giao đất có thu tiền và không thu tiền sử dụng đất.

Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giao đất dựa trên 02 căn cứ như sau: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất.

Theo quy định tại Điều 59 Luật Đất đai 2013 thì Thẩm quyền giao đất của các cơ quan nhà nước phụ thuộc vào đối tượng được giao đất và loại đất được giao để sử dụng, cụ thể:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật Đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất trong các trường hợp sau đây: Giao đất đối với tổ chức; Giao đất đối với cơ sở tôn giáo; Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất trong các trường hợp sau đây: Giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

Thế nào là giải phóng mặt bằng? 

Hiện nay, khái niệm giải phóng mặt bằng chưa được định nghĩa cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, có thể hiểu giải phóng mặt bằng là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện công tác di dời đối với nhà cửa, công trình xây dựng, dân cư,… ở một phần đất nhất định nhằm mục đích thực hiện quy hoạch, cải tạo, xây dựng công trình mới theo quyết định của Nhà nước. Giải phóng mặt bằng thường được thực hiện trên một diện tích rộng và có sự chỉ đạo, quy hoạch một cách rõ ràng. Khi thực hiện giải phóng mặt bằng người dân có quyền thương lượng với cơ quan nhà nước về giá cả đền bù sao cho hợp lý nhất và phù hợp với cả hai bên.

Căn cứ vào Luật Đất đai 2013, việc giải phóng mặt bằng được thực hiện khi có quyết định thu hồi đất trong những trường hợp sau:

– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh (Điều 61 Luật Đất đai 2013);

– Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 62 Luật Đất đai 2013);

– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người (Điều 65 Luật Đất đai 2013).

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất giải phóng mặt bằng?
Các cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất được quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 như sau:

Thẩm quyền thu hồi đất

  1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
    a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
    b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
  2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
    a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
    b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
  3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Theo quy định trên thì thẩm quyền thu hồi đất giải phóng mặt bằng được xác định:

– UBND cấp tỉnh: Đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn, đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam ổn định gia đình ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có tính năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

– UBND cấp huyện: Đối với trường hợp thu hồi đất đối với các hộ gia đình, các nhân, cộng đồng dân cư, đất của người Việt Nam đang ổn định gia đình tại nước ngoài.

Giao đất sau khi giải phóng mặt bằng
Giao đất sau khi giải phóng mặt bằng

Giao đất sau khi giải phóng mặt bằng

Quá trình giải phóng mặt bằng bao gồm 8 bước và thực hiện lần lượt. Quan trọng nhất là quy trình thực hiện bồi thường cho người dân có tài sản trong khu vực quy hoạch. Ngoài ra quá trình giao đất cũng rất quan trọng, đối với các dự án thuộc đối tượng nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng không phải yêu cầu thủ tục giao đất rồi mới triển khai vì khi thông báo thu hồi đất là đã ghi cụ thể mục đích thu hồi đất là để giao thực hiện dự án. Đối với các trường hợp khác, người xin giao đất, thuê đất, xin phép chuyển mục đích sử dụng đất nộp hồ sơ thẩm định tại cơ quan tài nguyên và môi trường sau đó sẽ làm theo quy định pháp luật:

BướcNội dung
Bước 1: Thông báo thu hồi đất– Trước khi có quyết định thu hồi đất (chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp) cơ quan có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất.- Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
Bước 2: Thu hồi đấtUBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.- Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất thì UBND xã, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.- Trường hợp người có đất thu hồi vẫn không chấp hành việc bàn giao đất thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế.
Bước 3: Thống kê tài sản có trên đất– UBND xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;- Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp thì UBND xã, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức vận động, thuyết phục.- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế.
Bước 4: Lập kế hoạch bồi thườngTổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với UBND xã nơi có đất thu hồi.
Bước 5: Thu thập ý kiến của dân– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi.- Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.
Bước 6: Hoàn thành hồ sơ bồi thường và phê duyệt phương án bồi thườngTổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền sau khi thu thập ý kiến người dân;
Bước 7: Tiến hành chi trả, bồi thường– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.- Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.
Bước 8: Bàn giao địa điểm cho chủ đầu tưĐất đã thu hồi giao cho chủ đầu tư để thực hiện dự án đầu tư hoặc giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý.
Giao đất sau khi giải phóng mặt bằng

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Giao đất sau khi giải phóng mặt bằng. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tuvandatdai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về chia đất khi ly hôn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Trình tự thủ tục giao đất khi giải phóng mặt bằng được quy định như thế nào?

Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất được quy định tại Điều 68 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai:
“Điều 68. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào mục đích khác
Trình tự, thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện giao đất, thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:
a) Người xin giao đất, thuê đất, xin phép chuyển mục đích sử dụng đất nộp hồ sơ thẩm định tại cơ quan tài nguyên và môi trường.
Đối với dự án đầu tư đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư hoặc Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì không phải thực hiện thủ tục thẩm định quy định tại Khoản này;
b) Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tài nguyên và môi trường có văn bản thẩm định gửi đến chủ đầu tư để lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Thời hạn quy định tại điểm này không bao gồm thời gian làm thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án đầu tư quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

 Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất sau khi giải phóng mặt bằng  như thế nào?

Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất được quy định như sau:
a) Cơ quan tài nguyên và môi trường hướng dẫn chủ đầu tư lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất;
b) Người được giao đất, cho thuê đất nộp tiền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất, nộp tiền thuê đất đối với trường hợp cho thuê đất;
c) Cơ quan tài nguyên và môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; tổ chức giao đất trên thực địa và trao Giấy chứng nhận cho người được giao đất, cho thuê đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng sau khi giải phóng mặt bằng đất để thực hiện dự án quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai như thế nào?

 Trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai thì một số bước công việc chuẩn bị giao đất, cho thuê đất được thực hiện đồng thời với trình tự, thủ tục thu hồi đất theo quy định như sau:
a) Trong thời gian thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì chủ đầu tư được tiến hành khảo sát, đo đạc để lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng; cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất của chủ đầu tư, thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất;
b) Trong thời gian thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư được nộp hồ sơ xin giao đất, thuê đất mà không phải chờ đến khi hoàn thành việc giải phóng mặt bằng.