Giải pháp xử lý vi phạm đất đai

10/09/2022 | 14:09 52 lượt xem Thủy Thanh

Hiện nay các hành vi vi phạm liên quan đến vấn đề đất đai diễn ra ngày một phổ biến. Để nhằm thực hiện quản lý tốt và có hiệu quả nguồn đất đai, Nhà nước ta đã đưa ra các quy định xử phạt để nhằm hạn chế các vi phạm về đất đai. Vậy có những ” giải pháp xử lý vi phạm đất đai” nào được pháp luật quy định. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi thấy hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình đã thực hiện các hành vi vi phạm về đất đai. Luật sư có thể cho tôi biết về một số giải xử lý vi phạm đất đai theo quy định của pháp luật được không ạ? Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Quy định về đất đai

Theo thông tư số  14/2014/TT-BTNMT ngày 26/11/2012 thì đất đai được định nghĩa như sau:

Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.

Theo quy định của Luật đất đai thì căn cứ vào mục đích sử dụng của đất đai thì đất đai sẽ được chia thành 3 nhóm:

Nhóm đất nông nghiệp gồm các loại đất:

+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

+ Đất trồng cây lâu năm;

+ Đất rừng sản xuất;

+ Đất rừng phòng hộ;

+ Đất rừng đặc dụng;

+ Đất nuôi trồng thủy sản;

+ Đất làm muối;

+ Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

  Nhóm đất phi nông nghiệp gồm các loại đất:

+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

+ Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

+ Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

 Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng:

Đất chưa sử dụng gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.

Giải pháp xử lý vi phạm đất đai
Giải pháp xử lý vi phạm đất đai

Giải pháp xử lý vi phạm đất đai

Về các hình thức xử phạt chính bao gồm:

   – Cảnh cáo;

   – Phạt tiền.

   Về hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:

   – Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

   – Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng.

Về các biện pháp khắc phục hậu quả

   – Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm theo quy định;

   – Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định;

   – Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;

   – Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định;

   – Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất;

  – Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, tiền cho thuê lại đất không đúng quy định của pháp luật trong thời gian sử dụng đất còn lại;

   – Buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai;

   – Buộc hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định;

   – Buộc chấm dứt hợp đồng mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định;

   – Buộc sử dụng đất đúng theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;

   – Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như trước khi vi phạm;

   – Buộc cung cấp hoặc cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai;

   – Buộc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp cho thuê tài sản gắn liền với đất được nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm mà không đủ điều kiện.

   – Buộc nộp Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất;

   – Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

   – Xử lý tài sản tạo lập không hợp pháp đối với trường hợp phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp bán tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm khi tài sản gắn liền với đất thuê được tạo lập không hợp pháp hoặc chưa hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu tư đã được phê duyệt, chấp thuận;

   – Thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai đối với các trường hợp phải thu hồi đất.

   Việc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp có giao dịch về quyền sử dụng đất như sau:

   – Trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trước khi chuyển quyền sử dụng đất thì bên chuyển quyền sử dụng đất bị xử phạt vi phạm hành chính và phải thực hiện biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (nếu khi xử phạt hành vi chuyển quyền buộc bên nhận chuyển quyền phải trả lại đất cho bên chuyển quyền) theo quy định. Bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả còn lại đối với từng trường hợp vi phạm theo quy định;

    – Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với cả hai bên chuyển đổi quyền sử dụng đất. Trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với bên nhận chuyển quyền sử dụng đất. Trường hợp cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng đất đã cho thuê, đã thế chấp.

Quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được ghi nhận như một nguyên tắc trong Luật Đất đai như sau: “Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.”

Trên cơ sở quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn, tác giả nhận thấy, quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, mang đúng quy trình xử lý vi phạm hành chính thông thường và phải đảm bảo thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục sau:

Bước 1: Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính.

Người có thẩm quyền lập biên bản là:  Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp); Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai và hoạt động dịch vụ về đất đai.

Để lập được biên bản vi phạm hành chính phải bắt đầu từ việc phát hiện hành vi vi phạm, sau đó đánh giá tính chất của hành vi vi phạm, tiếp đến là lựa chọn các quy định pháp luật để xác định hành vi vi phạm và căn cứ xử lý hành vi vi phạm, thẩm quyền, thủ tục lập biên bản (Trường hợp chưa đủ cơ sở để khẳng định có hành vi vi phạm, có căn cứ áp dụng thì người có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra hoặc biên bản sự việc tại nơi có hành vi vi phạm. Khi đủ cơ sở để khẳng định có hành vi vi phạm, có căn cứ pháp lý áp dụng) thì tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính.

Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm;

Nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

Bước 2: Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Thời điểm tiến hành xác minh: Trước hoặc sau khi lập biên bản vi phạm; có thể được thực hiện cùng với các trình tự, thủ tục xử phạt tiếp theo cho đến khi ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.

Người có thẩm quyền lập biên bản phải xác định tính chất, mức độ của hành vi vi phạm hành chính và ghi rõ vào biên bản vi phạm hành chính để xác định thẩm quyền xử phạt và làm căn cứ ra quyết định xử phạt.

Nội dung xác minh đối với vi phạm trong đất đai: Người có thẩm quyền lập biên bản phải tiến hành xác minh.

+ Có hay không có vi phạm hành chính;

+  Về nhân thân (ngày tháng năm sinh; số CMND/ hộ chiếu…);

+ Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;

+ Xác minh về trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Trong bước này chủ thể có thẩm quyền xem xét thêm về không xác định được đối tượng vi phạm hành chính; hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt; cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt; chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm.

Bước 3: Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại Chương III, Nghị định 91/2019/NĐ-CP

Người có thẩm quyền sau khi đã tiến hành đầy đủ các bước trên, tiến hành lập dự thảo Quyết định xử phạt trình người có thẩm quyền xử phạt.

Người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét lại hồ sơ xử phạt để xác định về đối tượng, hành vi vi phạm, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thời hạn… khi có đủ đầy đủ căn cứ thì ký ban hành Quyết định.

Bước 4: Gửi, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Gửi Quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định (gửi thư bảo đảm hoặc gửi trực tiếp (phải lập biên bản có ký nhận giữa người giao quyết định và cá nhân/tổ chức bị xử phạt; trường hợp họ không nhận thì lập biên bản).

Cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính (tính theo ngày nhận ký ở biên bản giao nhận hoặc ký nhận ở phiếu gửi bảo đảm). Trường hợp Quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định ngày thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn ghi trong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Giải pháp xử lý vi phạm đất đai“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, khung giá đền bù đất đai, chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, Tách sổ đỏ, tra cứu quy hoạch đất, giá đất đền bù giải tỏa, tranh chấp thừa kế đất đai, tư vấn luật đất đai…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Những sai phạm về đất đai phổ biến nào được phát hiện qua công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo?

Thực tiễn triển khai thi hành Luật Đất đai qua công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo cho thấy những vi phạm phổ biến như:
(1) Giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá gây thất thu ngân sách;
(2) Việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và các cơ sở nhà đất chưa phù hợp các quy định của Luật Đất đai và các quy định về đấu giá tài sản nhà;
(3) Xác định giá đất khi giao, cho thuê đất còn để xảy ra vi phạm, xác định giá thu tiền sử dụng đất chưa sát với giá thị trường, chưa thực hiện đúng các phương pháp xác định giá theo quy định;
(4) Việc chuyển mục đích sử dụng đất còn chưa phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; tình trạng tự ý cho phép hợp thửa, chuyển mục đích sử dụng đất, phân lô bán nền trái pháp luật còn xảy ra ở nhiều địa phương;
 (5) Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất chậm, vi phạm về thời hạn giải quyết, gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân; vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý đất đai để lấn chiếm đất, sử dụng đất sai mục đích; (6) Việc ban hành Bảng giá đất còn chưa sát giá thị trường;
(7) Tại một số địa phương chất lượng quy hoạch còn thấp, còn bị động, có biểu hiện chạy theo nhà đầu tư, giao đất không đúng quy hoạch.     
    Chưa thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội vùng, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương. Có tình trạng chậm cập nhật hoặc cập nhật không đầy đủ các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới… vào quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm


Các hành vi vi phạm pháp luật đất đai là những hành vi nào?

Căn cứ vào Điều 12, Điều 206, Điều 207 của Luật Đất đai năm 2013 thì các hành vi vi phạm pháp luật đất đai là một trong các hành vi dưới đây
+/ Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
+/ Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
+/ Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
+/ Chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp sang mục đích khác trong nhóm đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
+/ Lấn, chiếm đất;
+/ Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác;
+/ Không đăng ký đất đai;
+/ Tự ý chuyển quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 188 của Luật Đất đai năm 2013;
+/ Tự ý chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện quy định;
+/ Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở;
+/ Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở mà không đủ điều kiện;
+/ Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê mà không đủ điều kiện ;
+/ Tự ý bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm mà không đủ điều kiện;
+/ Tự ý cho thuê tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm;
+/ Tự ý chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện mà không đủ điều kiện của hộ gia đình, cá nhân;
+/ Tự ý nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mà không đủ điều kiện đối với đất có điều kiện;
+/ Tự ý chuyển quyền và nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với cơ sở tôn giáo;
+/ Tự ý nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà không đủ điều kiện;
+/ Tự ý nhận chuyển quyền vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;
+/ Tự ý nhận quyền sử dụng đất không đúng quy định tại Điều 169 của Luật Đất đai;
+/ Chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở;
+/ Vi phạm quy định về quản lý chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính;
+/ Vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất;
+/ Vi phạm quy định về cung cấp thông tin đất đai liên quan đến thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân;
+/ Vi phạm điều kiện về hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai.