Giải chấp sổ đỏ mất bao lâu theo quy định?

09/12/2022 | 09:11 540 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay giải chấp sổ đỏ có tốn nhiều thời gian không? Cuối năm ngoái toi có mang sổ đỏ đi thế chấp tại ngân hàng. Bây giờ con tôi đi làm ở nước ngoài về, cho tiền tôi để tiến hành giải chấp đất. Vậy thủ tục giải chấp sổ đỏ được tiến hành ở ngân hàng hay sao? Giải chấp sổ đỏ mất bao lâu theo quy định? Thủ tục giải chấp sổ đỏ hiện nay như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề trên chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Giải chấp sổ đỏ là gì?

Giải chấp (hay còn gọi giải chấp ngân hàng) là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản đang ở ngân hàng. Một tài sản được giải chấp khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ.

Vì vậy việc giải chấp là điều bắt buộc đối với người vay khi đến hạn trả nợ gốc tại ngân hàng.

Người vay phải thanh lý đúng hạn, việc thanh lý không đúng thời hạn sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn và ảnh hưởng đến uy tín về tín dụng của người vay sau này đồng thời ảnh hưởng đến uy tín về năng lực cho vay của cán bộ tín dụng.

Giải chấp sổ đỏ là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm cho khoản nợ, khi người vay trả hết nợ gốc tại ngân hàng.

Khi bắt đầu thế chấp sổ đỏ để bảo đảm cho một nghĩa vụ nào đó thì người sử dụng đất cần thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất.

Đồng thời khi kết thúc việc thế chấp sổ đỏ thì người sử dụng đất cũng phải thực hiện đăng ký thế chấp trường hợp xóa thế chấp quyền sử dụng đất.

Như vậy, xóa đăng ký thế chấp là một trong các trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Giải chấp sổ đỏ mất bao lâu theo quy định?
Giải chấp sổ đỏ mất bao lâu theo quy định?

Giải chấp sổ đỏ mất bao lâu theo quy định?

Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian thực hiện xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất (giải chấp Sổ đỏ) là không quá 03 ngày.

Khi nhận được kết quả giải chấp, thông tin đã xóa đăng ký thế chấp sẽ được thể hiện tại trang bổ sung của Sổ đỏ (căn cứ điểm a khoản 2 Điều 20 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT).

Nội dung ghi tại đây được quy định tại điểm c khoản 5 Điều 18 Thông tư 23/2014 như sau:

Xóa nội dung đăng ký thế chấp ngày …/…/… (ghi ngày đã đăng ký thế chấp trước đây) theo hồ sơ số… (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)

Cần chuẩn bị gì để giải chấp Sổ đỏ tại ngân hàng?

Theo Điều 47 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, hồ sơ giải chấp Sổ đỏ tại ngân hàng gồm:

– Phiếu yêu cầu xóa đăng ký thế chấp (bản chính).

– Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của ngân hàng hoặc nếu ngân hàng chỉ có chữ ký thì cần phải có văn bản xác nhận giải chấp của ngân hàng (bản chính hoặc bản sao không chứng thực nhưng phải có bản chính đối chiếu).

– Sổ đỏ (bản chính).

– Văn bản ủy quyền (nếu có – bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao không chứng thực nhưng cần có bản chính kèm theo để đối chiếu).

Riêng trường hợp trước đó đăng ký thế chấp khi cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong quyền sử dụng đất thì cần nộp một bộ hồ sơ gồm:

– Phiếu yêu cầu xóa đăng ký thế chấp (bản chính).

– Sổ đỏ (bản chính).

– Văn bản xác nhận kết quả xử lý quyền sử dụng đất của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

– Văn bản ủy quyền (nếu có).

Giải chấp Sổ đỏ có tốn phí không?

Theo khoản 21 Điều 2 Thông tư số 85/2019/TT-BTC, phí đăng ký giao dịch bảo đảm trong đó có phí giải chấp Sổ đỏ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Do đó, sẽ không có một văn bản nào quy định thống nhất phí xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ hay phí giải chấp Sổ đỏ mà phí này được từng tỉnh, thành phố quy định. Đơn cử có thể kể đến:

– Tại TP. HCM: Mức phí này là 20.000 đồng (theo Phụ lục 09 ban hành kèm Quyết định số 52/2016/QĐ-UBND).

– Tại TP. Hà Nội: Mức phí xóa đăng ký giao dịch bảo đảm (phí giải chấp Sổ đỏ) là 10.000 đồng/hồ sơ…

Thủ tục giải chấp sổ đỏ tại ngân hàng

Khi đã hoàn thành bộ hồ sơ trên, khách hàng sẽ đến cơ quan thẩm quyền là phòng đăng ký đất đai để hoàn tất thủ tục giải chấp sổ đỏ

Bước 1: Đến 1 trong hai cơ quan văn phòng đăng ký sử dụng đất cấp quận/huyện hoặc văn phòng đăng ký đất đai tại cơ sở để nộp bộ hồ sơ giải chấp quyền sử dụng đất.

Bước 2: Cơ quan chính quyền tiếp nhận hồ sơ và giải đáp những thắc mắc cho khách hàng liên quan đến vấn đề thời gian giải chấp sổ đỏ và hẹn giấy trả kết quả theo đúng quy định đã được ban bố của pháp luật nhà nước Việt Nam

  • Trường hợp 1: Khi cơ quan đăng ký đất đai kiểm định hồ sơ giải chấp không đúng theo quy định, sẽ pháp đơn thông báo chối từ giải chấp sổ đỏ và hướng dẫn khách hàng đăng ký và chuẩn bị lại hồ sơ theo đúng quy định pháp luật
  • Trường hợp 2: Bộ hồ sơ hợp pháp, văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện công tác để giải chấp sổ đỏ khách hàng nhanh nhất có thể: Ghi sổ địa chính, xin dấu Bộ Tài nguyên và Môi trường, ký xác nhận phiếu yêu cầu xóa đăng ký tài sản bảo đảm trong vòng 1 đến 3 ngày kể từ ngày khách hàng nộp hồ sơ giải chấp

Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai thông báo hẹn lịch khách hàng và trả lại kết quả theo quy định ở điều Điều 37 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT

Toàn bộ kết quả sẽ được xác nhận bằng bộ văn bản sau: đơn yêu cầu đăng ký giải chấp sổ đỏ, giấy xóa quyền thế chấp tài sản đảm bảo và bộ hồ sơ quyết định giải chấp sổ đỏ đã được xác nhận

Giải chấp sổ đỏ mất bao lâu theo quy định?
Giải chấp sổ đỏ mất bao lâu theo quy định?

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư tư vấn luật đất đai về Quy định “Giải chấp sổ đỏ mất bao lâu theo quy định?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là hợp đồng đặt cọc nhà đất đơn giản có thể tham khảo và liên hệ tới số điện thoại 0833.102.102 của Luật sư tư vấn luật đất đai để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

 Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm thì được xóa thế chấp có đúng không?

Căn cứ Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, bên thế chấp được xóa đăng ký thế chấp nếu thuộc trường hợp sau:
– Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;
– Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng biện pháp bảo đảm khác;
– Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;
– Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;

Đến hạn trả nợ gốc và đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì có xóa thế chấp được không?

Khi thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất thì các bên có quyền thỏa thuận với nhau về thời hạn thế chấp (thời hạn cho vay). Trên thực tế hộ gia đình, cá nhân thế chấp quyền sử dụng đất thường sẽ là 03 năm.

Theo đó, đến thời hạn các bên đã thỏa thuận mà bên thế chấp thực hiện xong nghĩa vụ của mình (trả gốc và lãi) thì có quyền xóa đăng ký thế chấp theo quy định.

Nội dung xóa đăng đăng ký thế chấp như thế nào?

Điểm c khoản 5 Điều 18 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định trường hợp xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì ghi như sau:
“c) Trường hợp xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thì ghi “Xóa nội dung đăng ký thế chấp ngày …/…/… (ghi ngày đã đăng ký thế chấp trước đây) theo hồ sơ số… (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)”.”
Như vậy, nội dung xóa đăng ký thế chấp được ghi trong Giấy chứng nhận như trên  và có đóng dấu đỏ của cơ quan đăng đất đai.