Đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2022

06/09/2022 | 00:10 197 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định ra sao? Tôi đang có tranh chấp ranh đất với những người láng giềng vì họ đang lấn sang phần đất của tôi. Hiện nay họ lại muốn bán đất, có bao gồm cả phần đất đang có tranh chấp đó. Đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất nộp cho cơ quan nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?

Khi xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất, để đảm bảo tài sản tranh chấp không bị chuyển nhượng cho người khác hoặc bị đem đi thế chấp cho cá nhân, tổ chức. Bên cạnh đó để tránh trường hợp một bên tẩu tán tài sản thì bên tranh chấp có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đưa ra biện pháp ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khi đó đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực hiện vai trò của mình.

Đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới
Đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới

Đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-o0o——–

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(V/v: Không thực hiện thủ tục đăng ký sang tên, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất)

Kính gửi:–  Văn phòng đăng ký nhà và đất Quận …
 –  Sở tài nguyên môi trường thành phố …

Tên tôi là:…………………………, sinh năm …………………………………………………………
Và Vợ là:……………………………, sinh năm…………………………………………………………     
Cùng có hộ khẩu thường trú tại……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………….
Chúng tôi xin trình bày với quý cơ quan một việc như sau:

Hiện nay chúng tôi đang sở hữu căn nhà và đất tại địa chỉ ……………….. theo GCN quyền sử dụng đất số……………., ngày tháng năm…………..
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Do vậy, việc chuyển nhượng trên đang có tranh chấp và cần làm rõ việc mua bán, chuyển nhượng của vợ chồng tôi với bên nhận chuyển nhượng.

Nay chúng tôi làm đơn này kính đề nghị Văn phòng đăng ký nhà và đất đai – Sở tài nguyên môi trường Hà Nội tạm dừng việc đăng ký kê khai biến động và sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo GCN số………………, đang đứng tên chủ sở hữu là…………………, để chúng tôi thỏa thuận và làm rõ các vấn đề tranh chấp và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chúng tôi không bị xâm phạm.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Gửi kèm:
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (Bản sao)
………………, ngày…… tháng….. năm 20…….
Người làm đơn

Thủ tục ngăn chặn việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bất hợp pháp

Hồ sơ cần chuẩn bị sẽ bao gồm:
– Mẫu đơn đề nghị ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
– Hồ sơ kèm theo khi đề nghị ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
– Thẩm quyền tiếp nhận đơn đề nghị và ra quyết định ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

“1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới
Đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới

Hướng dẫn viết đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thứ nhất, về phần thông tin chung: Ghi chính xác thông tin của người yêu cầu, thông tin tài sản cần áp dụng biện pháp ngăn chặn.

Thứ hai, về nội dung vụ việc:

– Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

– Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Thứ ba, về nội dung yêu cầu: Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Bên cạnh đó tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất,giá đất bồi thường khi thu hồi đất, giá đền bù đất 50 năm,Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ,tách sổ đỏ cho con, mẫu đơn xin thay đổi tên trong sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai,mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế; Tra cứu chỉ giới xây dựng…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai là gì theo quy định?

 Đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai là văn bản được soạn thảo với mục đích đề nghị cơ quan có thẩm quyền tạm ngưng không tiếp nhận hồ sơ hoặc không giải quyết hồ sơ đối với các thủ tục về đất đai thuộc các trường hợp nêu trên.

Trường hợp nào phải làm đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai?

Thông thường, việc ngăn chặn giao dịch về đất đai được thực hiện trong trường hợp như:
Các bên có tranh chấp đất đai như tranh chấp ranh giới đất, tranh chấp xác định chủ sử dụng đất…
Các bên có tranh chấp liên quan đến đất đai như tranh chấp về thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất đai, tranh chấp về phân chia tài sản chung của vợ chồng…
Các bên có tranh chấp về hợp đồng dân sự như hợp đồng vay tiền, vay tài sản… cần phải tiến hành ngăn chặn để không tẩu tán tài sản.

 Nộp đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai ở đâu?

Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trong quá trình giải quyết các tranh chấp tại tòa án, đương sự có thể yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không dịch chuyển quyền về tài sản. Khi đó, đơn yêu cầu được nộp tại tòa án nơi thụ lý, giải quyết tranh chấp.