Điều kiện thành lập sàn giao dịch BĐS

28/10/2022 | 13:54 31 lượt xem Thủy Thanh

Với nhu cầu thực hiện các giao dịch về mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhà ở và đất đai ngày một tăng cao hiện nay đã làm xuất hiện các sàn giao dịch bất động sản. Hiện nay có rất nhiều những sàn giao dịch bất động sản xuất hiện, giúp cho người dân thực hiện các giao dịch về nhà ở và đất đai ngày càng dễ dàng hơn. Vậy pháp luật quy định như thế nào về những sàn giao dịch bất động sản này?, “điều kiện thành lập sàn giao dịch BĐS” ra sao và thủ tục thành lập như thế nào?. Hãy cùng nhau tìm hiểu về những vấn đề này qua bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, theo tôi thấy hiện nay xuất hiện rất nhiều các sàn giao dịch bất động sản, thu hút sự tham gia của rất nhiều nhà đầu tư và người mua bất động sản. Vậy thì việc thành lập một sàn giao dịch bất động sản hiện nay được pháp luật quy định như thế nào và điều kiện thành lập sàn giao dịch BĐS ra sao ạ?.

Sàn giao dịch bất động sản là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật kinh doanh bất động sản thì: “Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.”

Các loại bất động sản đưa vào kinh doanh bao gồm:

  • Nhà, công trình xây dựng có sẵn của các tổ chức, cá nhân;
  • Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai của các tổ chức, cá nhân;
  • Nhà, công trình xây dựng là tài sản công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đưa vào kinh doanh;
  • Các loại đất được phép chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì được phép kinh doanh quyền sử dụng đất.

Sàn giao dịch bất động sản được pháp luật nước ta quy định rõ tại Khoản 6 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014. Cụ thể: “Sàn giao dịch bất động sản là nơi diễn ra các giao dịch về mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản”. Khi tham gia giao dịch trên sàn, các nhà đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ tất cả các dịch vụ và công cụ cho việc đầu tư, kinh doanh. 

Sàn giao dịch bất động sản là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch giữa người bán và người mua về một loại hàng hóa đặc biệt, nơi đây không trưng bày hàng hóa mà chỉ có các thông tin về bất động sản như vị trí, hình dáng, kích thước, chất lượng, mức giá…

Sàn giao dịch bất động sản là một chợ chỉ giao dịch một mặt hàng, hoạt động đặc biệt cung cấp đầy đủ và khép kín mọi dịch vụ liên quan đến bất động sản, các dịch vụ đảm bảo công khai, minh bạch và mang tính chuyên nghiệp. Điều này giúp cho nhà nước quản lý và điều tiết bất động sản được hiệu quả hơn.

Chức năng sàn giao dịch bất động sản

– Tạo ra môi trường giao dịch bất động sản đảm bảo tính minh bạch và công khai về giá cả và thông tin của sản phẩm. Từ đó giúp tránh được rủi ro và thiệt hại cho các bên giao dịch.

– Qua sàn giao dịch BĐS có thế xác định được nhu cầu của từng đối tượng khách hàng là gì để từ đó có thể định hướng được phân khúc sản phẩm bất động sản phù hợp cho từng đối tượng khách hàng;

Bên cạnh đó, sàn Giao dịch Bất Động Sản còn có một số chức năng sau:

– Môi giới bất động sản;

– Định giá bất động sản;

– Tư vấn bất động sản;

– Đầu tư bất động sản;

– Quảng cáo bất động sản.

Điều kiện thành lập sàn giao dịch BĐS
Điều kiện thành lập sàn giao dịch BĐS

Điều kiện thành lập sàn giao dịch BĐS

Căn cứ theo Luật kinh doanh bất động sản thì thành lập sàn giao dịch bất động sản là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Cụ thể Điều 69 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định:

Điều 69. Điều kiện thành lập sàn giao dịch bất động sản

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.

3. Sàn giao dịch bất động sản phải có quy chế hoạt động, tên, địa chỉ, cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động.”

Như vậy trước hết bạn phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành với ngành nghề kinh doanh là Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất (Mã ngành 6820), Chi tiết: Kinh doanh bất động sản.

Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp của bạn phải thoả mãn các điều kiện cụ thể tại Điều 24 Thông tư 11/2015/TT-BXD để được đi vào hoạt động:

Điều 24. Hướng dẫn về thành lập sàn giao dịch bất động sản

1. Tổ chức, cá nhân thành lập sàn giao dịch bất động sản (viết tắt là sàn) phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 69 Luật Kinh doanh bất động sản. Cụ thể như sau:

a) Tổ chức, cá nhân thành lập sàn giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp;

b) Sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản;

c) Người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản;

d) Sàn giao dịch bất động sản phải có quy chế hoạt động, tên, địa chỉ giao dịch ổn định trên 12 tháng. Nếu có thay đổi phải thông báo cho Sở Xây dựng và khách hàng biết;

đ) Sàn giao dịch bất động sản phải có diện tích tối thiểu là 50m2 và trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động.

2. Sàn giao dịch bất động sản là doanh nghiệp độc lập hoặc là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp.

3. Trước khi sàn giao dịch bất động sản hoạt động, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ về Sở Xây dựng địa phương để quản lý, hồ sơ bao gồm:

a) Đăng ký kinh doanh hoặc giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp (bản sao có chứng thực);

b) Quy chế hoạt động của sàn giao dịch bất động sản;

c) Danh sách và bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề môi giới của tất cả các nhân viên môi giới bất động sản;

d) Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản của người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản;

đ) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận hoàn thành khóa học về quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản của người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản (nếu có);

e) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu) giấy tờ chứng minh về địa điểm và diện tích của sàn giao dịch bất động sản;

g) Bản sao có chứng thực các giấy tờ về thành lập sàn giao dịch bất động sản (bao gồm: Quyết định thành lập sàn giao dịch bất động sản; Quyết định bổ nhiệm người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản).

Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và đưa thông tin của sàn giao dịch bất động sản lên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng. Đồng thời báo cáo về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản – Bộ Xây dựng để thống nhất quản lý và đưa thông tin của sàn lên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản. Thông tin của sàn giao dịch bất động sản gồm: Tên sàn giao dịch bất động sản; tên doanh nghiệp thành lập sàn; họ tên của người quản lý điều hành sàn; địa chỉ và số điện thoại liên hệ của sàn giao dịch bất động sản (theo phụ lục số 12 của Thông tư này). Khi có thay đổi thông tin, Sàn giao dịch bất động sản phải báo cáo về Sở Xây dựng để điều chỉnh.”

Như vậy sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, trong đó người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. 

Thủ tục thành lập sàn giao dịch bất động sản

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành thì thủ tục thành lập sàn giao dịch bất động sản được thực hiện như sau:

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp

Luật kinh doanh bất động sản quy định điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh sàn giao dịch bất động sản đó là phải thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sàn giao dịch bất động sản có thể là Công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Lưu ý, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn phải đăng ký ngành nghề kinh doanh “sàn giao dịch bất động sản”.

Nếu như Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng thì Luật đầu tư 2020 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến đầu tư, kinh doanh trong đó có quy định về vốn pháp định của các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản.

Bước 2: Thông báo về việc hoạt động sàn giao dịch bất động sản với Sở xây dựng

Trước khi sàn giao dịch bất động sản hoạt động, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ về Sở Xây dựng địa phương để quản lý, hồ sơ bao gồm:

  • Đăng ký kinh doanh hoặc giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp (bản sao có chứng thực);
  • Quy chế hoạt động của sàn giao dịch bất động sản;
  • Danh sách và bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề môi giới của tất cả các nhân viên môi giới bất động sản;
  • Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản của người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản;
  • Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận hoàn thành khóa học về quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản của người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản (nếu có);
  • Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu) giấy tờ chứng minh về địa điểm và diện tích của sàn giao dịch bất động sản;
  • Bản sao có chứng thực các giấy tờ về thành lập sàn giao dịch bất động sản (bao gồm: Quyết định thành lập sàn giao dịch bất động sản; Quyết định bổ nhiệm người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản).

Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và đưa thông tin của sàn giao dịch bất động sản lên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng. Đồng thời báo cáo về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản – Bộ Xây dựng để thống nhất quản lý và đưa thông tin của sàn lên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản.

Thông tin của sàn giao dịch bất động sản gồm: Tên sàn giao dịch bất động sản; tên doanh nghiệp thành lập sàn; họ tên của người quản lý điều hành sàn; địa chỉ và số điện thoại liên hệ của sàn giao dịch bất động sản (theo phụ lục số 12 của Thông tư này). Khi có thay đổi thông tin, Sàn giao dịch bất động sản phải báo cáo về Sở Xây dựng để điều chỉnh.

Vai trò sàn giao dịch bất động sản là gì?

– Sàn giao dịch BĐS đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Nhà nước điều hành và quản lý các bất động sản được hiệu quả hơn. Giúp nhà nước hạn chế tối đa thất thu thuế do việc mua bán, chuyển nhượng ngầm bên ngoài.

– Sàn Giao dịch BĐS ra đời còn có vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá cả trên thị trường do giảm đáng kể số lượng BĐS và tần suất BĐS tham gia giao dịch. Từ đó sẽ giúp bất động sản đến gần hơn với những người có nhu cầu thực sự.

– Sàn giao dịch Bất động sản còn giúp thị trường bất động sản giảm tình trạng khan hiếm sản phẩm BĐS do giảm đáng kể số lượng người tham gia đầu tư với mục đích kiếm lời. Cơn sốt BĐS làm cho các nhà đầu tư phải tìm mọi cách để đầu tư kiếm lời khiến cho giá bất động sản ngày một tăng cao so với giá thực tế và làm cho thị trường BĐS càng sốt hơn.

Khi nhà đầu tư thực hiện các giao dịch qua sàn phải chịu một khoản thuế lên tới 25% mức chênh lệch giữa giá bán và giá mua, phải chi phí cho việc chuyển nhượng ,chi phí khoản hoa hồng, lãi suất vay … Với số vốn họ đã bỏ ra họ cảm thấy không có nên sẽ hạn chế tham gia và giá cả của bất động sản sẽ bình ổn với giá trị thực của thị trường.

– Khi giao dịch được qua sàn, giá cả được công khai, thông tin về sản phẩm sẽ đầy đủ hơn, nhiều loại sản phẩm được giới thiệu từ đó làm lành mạnh hoá thị trường BĐS.

– Sàn giao dịch bất động sản cũng có vai trò góp phần phát triển hoạt động của thị trường bất động sản thông qua việc các hoạt động dịch vụ tư vấn về bất động sản chuyên nghiệp hơn giúp gia tăng giá trị cho chủ đầu tư như nghiên cứu thị trường, tư vấn lập dự án, thiết kế sản phẩm, dịch vụ tiếp thị, chăm sóc khách hàng và quản lý bất động sản. Tạo ra nhiều loại hình dịch vụ bất động sản như quảng cáo, đấu giá, dịch vụ pháp lý, bảo hiểm … đang bị bỏ ngỏ chưa đưa vào hoạt động. Các hoạt động bất động sản sẽ được đẩy mạnh hơn nhờ vào tất cả dịch vụ trên, từ đó tạo ra lợi nhuận cho chủ đầu tư, người đầu tư và tăng giá trị thặng dư cho xã hội.

Tóm lại, sàn giao dịch bất động sản có những vai trò cơ bản sau:

– Cầu nối giữa người bán và người mua

– Chuyên nghiệp hoá giao dịch, giúp các bên tham gia giao dịch tránh được rủi ro và thiệt hại.

– Giúp hỗ trợ phát triển thị trường và giúp cơ cấu thị trường ngày càng được hoàn thiện hơn.

– Đầu mối nghiên cứu thị trường.

– Hỗ trợ nhà nước quản lý và thu ngân sách.

– Tư vấn pháp lý, hỗ trợ giao dịch.

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Điều kiện thành lập sàn giao dịch BĐS theo pháp luật hiện hành. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Ngoài ra nếu bạn đọc có quan tấm đến các vấn đề khác liên quan như là làm sổ đỏ,  xin cấp lại sổ đỏ bị mất, chuyển từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư, Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, làm sổ đỏ mới, muốn tách sổ đỏ,… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Tư vấn luật đất đai qua số hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quyền hạn của sàn giao dịch bất động sản là gì?

– Được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp toàn bộ thông tin có liên quan đến bất động sản sau khi đã tiến hành đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật.
– Được quyền yêu cầu khách hàng (Chủ sở hữu bất động sản; Chủ sở hữu ủy quyền; Chủ đầu tư dự án) cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến bất động sản, các tài liệu hồ sơ pháp lý liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng bất động sản khi đưa bất động sản đó lên sàn giao dịch bất động sản.
– Được quyền kiểm tra thông tin và các hồ sơ pháp lý liên quan đến bất động sản trước khi đưa thông tin về bất động sản lên sàn giao dịch hoặc đăng trên truyền hình, đăng báo, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
– Có quyền từ chối hoạt động kinh doanh bất động sản đối với bất động sản không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh lên sàn giao dịch hoặc có quyền từ chối yêu cầu cung cấp dịch vụ bất động sản không phù hợp với chức năng hoạt động của sàn giao dịch hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật.
–  Được quyền thỏa thuận hoặc quy định về mức phí dịch vụ, các khoản thu hoặc các chi phí khác đối với hoạt động kinh doanh bất động sản tại sàn giao dịch.
– Được quyền thu phí dịch vụ của khách hàng.
– Được quyền yêu cầu khách hàng bồi thường cho sàn giao dịch nếu khách hàng là người có lỗi gây ra thiệt hại cho người khác và cho sàn giao dịch bất động sản.
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của sàn giao dịch bất động sản là gì?

Nghĩa vụ của sàn giao dịch bất động sản:
– Sàn giao dịch bất động sản đảm bảo bất động sản khi đưa lên sàn đủ điều kiện để đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật.
– Cung cấp trung thực, đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến bất động sản cho khách hàng và các cơ quan nhà nước khi có yêu cầu. Sàn giao dịch bất động sản chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả các thông tin và tài liệu do mình cung cấp.
– Thường xuyên cập nhật công khai các thông tin liên quan về thị trường, văn bản mới ban hành về pháp luật, chủ trương chính sách của nhà nước có liên quan đến kinh doanh bất động sản lên sàn giao dịch.
– Cử nhân viên kinh doanh bất động sản, cung cấp thông tin hoặc hướng dẫn khách hàng khảo sát thực địa bất động sản khi khách hàng có yêu cầu.
– Khi giao dịch bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản, khách hàng sẽ được hỗ trợ các thủ tục về pháp lý.
– Cung cấp các hợp đồng hoặc biểu mẫu cho khách hàng tùy theo từng giai đoạn giao dịch.
– Đảm bảo nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đủ điều kiện hoạt động của sàn giao dịch bất động sản.
– Đào tạo, tập huấn đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thông thạo nghiệp vụ kinh doanh bất động sản.
– Bồi thường thiệt hại cho khách hàng do lỗi của nhân viên hoặc người đại diện của sàn giao dịch gây ra.
– Sàn giao dịch bất động sản phải hoạt động đúng những nội dung đã được đăng ký, thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật. Đồng thời, thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.