Đất vi phạm pháp luật đất đai là gì?

22/06/2022 | 16:29 40 lượt xem Thanh Loan

Các hoạt động liên quan đến đất đai đã không còn xa lạ gì đối với mọi người. Tuy nhiên, có những người vì hiểu quá rõ các quy định về đất đai nên đã lợi dụng những sơ hở để làm ra những hành vi trái pháp luật nhằm trục lợi cho bản thân của mình. Vậy đất vi phạm pháp luật đất đai là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn đọc những trường hợp được xem là vi phạm pháp luật về đất đai. Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Đất vi phạm pháp luật đất đai là gì?

Căn cứ Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có thể hiểu đất vi phạm được cấp hoặc xem xét cấp Giấy chứng nhận như sau:

Đất vi phạm là đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01/7/2014 theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, gồm những trường hợp sau:

  • Đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng như công trình giao thông, thủy lợi,… sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ.
  • Đất lấn, chiếm lề đường, lòng đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng.
  • Lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng công trình sự nghiệp, trụ sở cơ quan, công trình công cộng khác.
  • Đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng cho nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trại, trạm, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp.
  • Lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép mà chưa được cho phép.
  • Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp như trồng cây hàng năm, cây lâu năm,… do tự khai hoang.
Đất vi phạm pháp luật đất đai là gì?
Đất vi phạm pháp luật đất đai là gì?

Đất vi phạm có bị thu hồi không?

Các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai 

Căn cứ theo quy định điều 64 Luật đất đai 2013

Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

  • Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
  • Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
  • Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
  • Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
  • Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
  • Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
  • Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
  • Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
  • Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

Các trường hợp có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01/7/2014

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể:

+ Đất vi phạm thuộc trường hợp (1), (2) và (3) tại mục trên mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không điều chỉnh hoặc có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nhưng vẫn thuộc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng,…

+ Đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng.

Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét (không chắc chắn giao) giao khoán bảo vệ, phát triển rừng.

+ Đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất lấn, chiếm để giao đất cho chủ đầu tư khi triển khai xây dựng công trình đó.

Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng đến khi thu hồi đất nhưng phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định và giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất.

+ Trường hợp lấn, chiếm kể từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường thì UBND cấp tỉnh thu hồi đất lấn, chiếm để trả lại cho nông trường, lâm trường.

+ Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất mà đất đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì Nhà nước thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình đó.

Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng đến khi thu hồi đất nhưng phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định và giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đất vi phạm pháp luật đất đai là gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Vi phạm pháp luật đất đai được hiểu là gì?

Trước hết, vi phạm pháp luật là những hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội, đến các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Tuy khác nhau ở mức độ, bản chất và cách thức thể hiện song tất cả các vi phạm đều có điểm chung đó là hành vi gây nguy hại cho xã hội.
Trong quan hệ pháp luật đất đai, những hành vi như giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, lấn chiếm đất đai, chuyển quyền sử dụng đất trái phép… là những hành vi vi phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật đất đai là hành vi trái pháp luật, được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm tới quyền lợi của Nhà nước, với vai trò là đại diện cho chủ sở hữu, quyền và lợi
Lỗi có thể là cố ý hoặc vô ý, thể hiện nhận thức của bản thân người vi phạm đối với hành vi và hậu quả của hành vi do họ gây ra. Vì thế sẽ không bị coi là có lỗi nếu người đó không nhận thức được hành vi của mình. Xét yếu tố lỗi một cách chính xác sẽ xác định được hình thức xử lí phù hợp nhất đối với một hành vi vi phạm. Hành vi trái pháp luật là sự thực hiện trên thực tế còn lỗi thể hiện mục đích cần đạt được của hành vi đó.

Các hình thức trách nhiệm pháp lí trong việc xử lí các hành vi vi phạm pháp luật đất đai?

Trách nhiệm kỉ luật
Đối tượng chịu trách nhiệm kỉ luật là những người thực hiện chức năng quản lí nhà nước về đất đai có hành vi vi phạm như: lợi dụng chức vụ, quyền hạn, làm trái với quy định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển QSDĐ, chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lí hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lí đất đai, thiếu trách nhiệm trong quản lí để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Đó là những hành vi vi phạm nhưng ở mức độ nhẹ, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm dân sự
Đối tượng chịu trách nhiệm dân sự là người sử dụng đất, người có trách nhiệm quản lí đất đai hoặc những người khác có hành vi vi phạm pháp luật đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác thì ngoài việc bị áp dụng một trong những biện pháp trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật, trách nhiệm hình sự còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.

 Hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai?

Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính bao gồm các hành vi sau:
a) Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính;
b) Cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa.
Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 
Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Vi phạm quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Vi phạm quy định về trưng dụng đất 
Vi phạm quy định về quản lý đất do được Nhà nước giao để quản lý 
Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất