Chào Luật sư, tôi có câu hỏi muốn hỏi Luật sư. Tôi có một mảnh đất để trồng rau màu, tuy nhiên gân đây nhà tôi có qua nhiều việc nên tôi không thể trồng trọt được. Đến nay, tôi đã bỏ đất trống được 3 tháng. Hàng xóm tôi nói rằng đất trồng rau màu không trồng trọt trong 3 tháng sẽ bị thu hồi. Tôi rất hoang mang, vì vậy tôi muốn hỏi Luật sư: Đất trồng rau màu không trồng trọt trong 3 tháng thì có bị thu hồi không? Rất mong sự phản hồi từ Luật sư. Cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc về Đất trồng rau màu không trồng trọt trong 3 tháng thì có bị thu hồi không?, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
- Thông tư 30/2014/TT-BTNMT
Đất trồng rau màu không trồng trọt trong 3 tháng thì có bị thu hồi hay không?
Tại Điều 64 Luật Đất đai 2013 có quy định thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai như sau:
1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
Căn cứ theo quy định hiện hành, có thể xác định đất trồng rau màu là đất trồng cây hàng năm. Chính vì vậy, nếu bạn không trồng trọt trong 3 tháng thì bạn chưa bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.
Ai có thẩm quyền thu hồi đất của cá nhân sản xuất nông nghiệp?
Tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 có quy định về thẩm quyền thu hồi đất như sau:
“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.“
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền thu hồi đối với đất sản xuất nông nghiệp của cá nhân.
Đổ đất lên đất trồng rau màu có bị xử phạt?
Luật Đất đai năm 2013 đã quy định:
“Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất
1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Điều 208. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai
“1. Chủ tịch UBND các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương.
2. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
Trường hợp có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép theo quy định tại Điều 57 của Luật Đất đai năm 2013 hoặc đăng ký việc chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.“
Như vậy, hành vi đổ đất lên đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm là hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
Thủ tục chuyển đất trồng rau màu sang đất thổ cư
Bước 1: Nộp hồ sơ
Căn cứ Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân xin chuyển từ đất màu sang đất ở phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp (Sổ đỏ, Sổ hồng).
Nơi nộp hồ sơ khi chuyển mục đích sử dụng đất:
Cách 1: Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường
Cách 2: Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thì hộ gia đình, cá nhân nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường
Tiếp nhận hồ sơ: Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Giải quyết yêu cầu
Trong bước này điều quan trọng nhất là hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền sử dụng đất theo đúng số tiền và đúng hạn theo thông báo của cơ quan thuế.
Bước 3: Trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Thời gian thực hiện: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của hộ gia đình, cá nhân); không quá 25 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đất trồng rau màu không trồng trọt trong 3 tháng thì có bị thu hồi không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Cách tính thuế đất vườn như thế nào theo quy định 2022?
- Đất trồng lúa trồng cây lâu năm có bị phạt hay không năm 2022?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở được hay không?
Câu hỏi thường gặp
Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định hay giải thích đất trồng rau màu (đất màu) là gì. Căn cứ vào thực tiễn cho thấy đất trồng rau màu là đất chuyên trồng các loại cây rau màu như khoai, đậu, lạc thay vì trồng lúa (cây hàng năm mà không phải là lúa).
Điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa (đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nương, đất trồng lúa nước còn lại) và đất trồng cây hàng năm khác.
Theo đó, đất trồng rau màu là đất trồng cây hàng năm khác thuộc nhóm đất nông nghiệp (trồng loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch, kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm, kể cả cây hàng năm lưu gốc để thu hoạch không quá 05 năm).
Căn cứ Điều 52 và điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất chỉ được chuyển đất trồng hoa màu sang đất ở nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý. Nói cách khác, phải có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.
Để có quyết định co phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần đáp ứng 02 điều kiện sau:
Điều kiện 1: Nhu cầu sử dụng đất ở thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (điều kiện cần)
Điều kiện 2: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất đất phi nông nghiệp, trong đó có đất ở (điều kiện đủ)