Đất trồng lúa trồng cây lâu năm có bị phạt hay không năm 2022?

01/08/2022 | 15:45 14 lượt xem Trà Ly

Chào Luật sư, tôi có một câu hỏi muốn hỏi Luật sư. Nhà tôi có một mảnh đất trồng lúa, tuy nhiên những năm gần đây tôi đã chuyển sang trồng các loại cây lâu năm như keo, quế,… Gần đây, có người nói với tôi rằng trồng cây lâu năm trên đất trồng lúa là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt. Tôi rất lo lắng, vì vậy tôi muốn hỏi Luật sư: Đất trồng lúa trồng cây lâu năm có bị phạt hay không? Rất mong sự phản hồi của Luật sư. Cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của bạn về Đất trồng lúa trồng cây lâu năm có bị phạt hay không?, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Có được trồng cây lâu năm trên đất trồng lúa?

Căn cứ Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định những hành vi bị cấm như sau:

“1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

… “

Như vậy, việc sử dụng đất phải đúng mục đích sử dụng đất. Muốn trông cây lâu năm trên đất trông lúa phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.

Quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.”

Như vậy, muốn chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích theo quy định của pháp luật.

Đất trồng lúa trồng cây lâu năm có bị phạt hay không năm 2022?
Đất trồng lúa trồng cây lâu năm có bị phạt hay không năm 2022?

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm

Chuẩn bị hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

  • Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Ngoài ra, trên thực tế khi đi nộp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép thì còn phải nộp bản sao CMND và sổ hộ khẩu của chủ sử dụng đất

Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ

Nơi nộp hồ sơ: Hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tại phòng Tài Nguyên và Môi trường.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

 Sau khi tiếp nhận hồ sơ, phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện những công việc sau:

  • Thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
  • Trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Bước 4. Trả kết quả

Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, ngày nghỉ theo quy định.

Đất trồng lúa trồng cây lâu năm có bị phạt hay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 9. Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai

1. Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.”

Như vậy, theo quy định này thì tùy thuộc vào diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trái phép mà có mức xử phạt hành chính khác nhau. Do đó, căn cứ theo quy định này để xác định mức xử phạt với trường hợp của mình.

Lưu ý: mức phạt tiền dành cho tổ chức gấp đôi mức phạt tiền dành cho cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP)

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đất trồng lúa trồng cây lâu năm có bị phạt hay không năm 2022?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Chuyển đất trồng lúa sang cây lâu năm phải xin phép cơ quan nào?

Khi hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển đất trồng lúa sang đất trồng lây lâu năm phải làm đơn xin phép UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.

Điều kiện chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm?

Khoản 1 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định điều kiện chuyển từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản:
– Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không được làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.
– Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm khác, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của xã, phường, thị trấn, đảm bảo công khai, minh bạch.
– Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải theo vùng, để hình thành vùng sản xuất tập trung và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
– Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 1,2m, khi cần thiết phải phục hồi lại được mặt bằng để trồng lúa trở lại.