Xin chào Luật sư. Hiện tại, tôi có thắc mắc liên quan đến đất đai, mong được Luật sư giải đáp. Tôi được nhận thừa kế đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích nhà thờ họ. Trong văn bản phân chia tài sản thừa kế được phòng công chứng chứng thực rằng đất này chỉ được quản lý sử dụng vào mục đích thờ cúng chứ không được chuyển nhượng, tặng cho. Vậy tôi có thắc mắc quy định pháp luật về đất tín ngưỡng là gì? Đất này có được được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn đất đai của Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Đất tín ngưỡng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 160 Luật Đất đai 2013 quy định về đất tín ngưỡng như sau:
Đất tín ngưỡng
1. Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
2. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, từ quy định nêu trên thì đất tín ngưỡng bao gồm có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, nếu muốn xây dựng công trình nhà thờ họ trên phần đất nông nghiệp người sử dụng đất cần chuyển mục đích sử dụng đất.
Thời hạn sử dụng đất tín ngưỡng như thế nào?
Theo quy định tại Điều 125 Luật đất đai năm 2013 người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp cụ thể sau đây:
– Thứ nhất: Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng được sử dụng đất ổn định lâu dài.
– Thứ hai: Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật Đất đai 2013 thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.
– Thứ ba: Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên thì được sử dụng ổn định lâu dài.
– Thứ tư: Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.
– Thứ năm: Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật Đất đai thì sẽ được sử dụng đất ổn định lâu dài.
– Thứ sáu: Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.
– Thứ bảy: Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 của Luật Đất đai thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.
– Thứ tám: Đất tín ngưỡng được sử dụng đất ổn định lâu dài.
– Thứ chín: Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh.
– Thứ mười: Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
– Cuối cùng là đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 127 và khoản 2 Điều 128 của Luật Đất đai năm 2013.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì đất tín ngưỡng là một trong số mười một loại đất được sử dụng ổn định lâu dài, không bị giới hạn thời hạn.
Việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất tín ngưỡng có cần phải xin phép cơ quan nhà nước không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
…
Theo quy định nêu trên, để chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất tín ngưỡng cần có sự cho phép của cơ quan nhà nước, nếu tự ý chuyển đổi sẽ vi phạm pháp luật đối với hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Đất tín ngưỡng có được phép cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?
Căn cứ theo Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyến sử dụng đất cho cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
…
5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bên cạnh đó, tại Điều 211 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung cộng đồng như sau:
Sở hữu chung của cộng đồng
1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.
Như vậy, đất nhà thờ họ vẫn có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu như đủ điều kiện theo Điều 100 nêu trên.
Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi mục đích sử dụng đất thống nhất với sổ địa chính là “Đất cơ sở tín ngưỡng”. Do đó cá nhân được nhận thừa kế đất để sử dụng vào mục đích nhà thờ họ sẽ không được tự ý chuyển nhượng lại cho người khác mà phải được sự đồng ý của tất cả những người trong dòng họ (bởi bản chất nhà từ đường là thuộc sở hữu chung của dòng họ).
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thuế chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
- Trong khoán bảo vệ rừng hình thức khoán ổn định là gì?
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Đất tín ngưỡng là gì? Có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng không?″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan đến tranh chấp đất đai hay tìm hiểu về Mức bồi thường thu hồi đất hiện nay… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Đều là các loại đất được sử dụng với mục đích văn hóa, phục vụ đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư và cùng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp với thời hạn sử dụng ổn đinh, lâu dài.
Người đại diện cho cộng đồng dân cư (ví dụ: Trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư đó) (khoản 3 Điều 7 Luật Đất đai 2013)
Theo quy định tại Điều 160 Luật Đất đai 2013: xây dựng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng dân cư