Đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không?

28/07/2022 | 21:50 11 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay trong những trường hợp nào thì nhà nước thu hồi đất làm đất quốc phòng? Đất quốc phòng có gì khác so với những loại đất khác hay không? Đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không? Đất quốc phòng có được làm thủ tục chuyển nhượng được hay không theo quy định của Luật đất đai? Đất quốc phòng có được sử dụng vào mục đích khác hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Đất quốc phòng là gì?

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa về đất quốc phòng. Tuy nhiên, dựa trên các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan, có thể hiểu đất quốc phòng là loại đất mà được sử dụng với mục đích quốc phòng và được Nhà nước giao cho các đơn vị, tổ chức quốc phòng để thực hiện mục đích quốc phòng kết hợp với xây dựng, phát triển kinh tế hoặc thực hiện các mục tiêu về quốc phòng theo quy định.

Căn cứ quy định Luật Đất đai 2013, Điều 50 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và các văn bản khác có liên quan. Đất quốc phòng có một số đặc điểm sau đây:

+ Đất quốc phòng được sử dụng để xây dựng các cảng quân sự, các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh, hoặc xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân, hoặc làm bãi thử vũ khí, thao trường, trường bắn,…;

+ Người sử dụng đất quốc phòng là những đơn vị trực tiếp sử dụng đất làm cảng quân sự, thao trường, bãi thử vũ khí…như đã nêu trên. Các đơn vị này là các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (có thể là đơn vị kinh tế hoặc đơn vị quân sự,…);

+ Mục đích sử dụng đất quốc phòng là làm căn cứ quân sự hoặc được dùng để xây dựng các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa, hoặc xây dựng các công trình đặc biệt về quốc phòng hoặc dùng để xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân, hoặc diện tích đất được Chính phủ giao nhiệm vụ riêng cho Bộ Quốc phòng quản lý, bảo vệ và sử dụng theo quy định pháp luật;

+ Đất quốc phòng được bàn giao, chuyển cho địa phương quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật nếu các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đang sử dụng đất quốc phòng mà đất này không nằm trong quy hoạch làm đất quốc phòng;

+ Đất quốc phòng là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất quốc phòng không được sử dụng đất quốc phòng với mục đích khác;

+ Việc sử dụng đất quốc phòng phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch đất quốc phòng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, đất quốc phòng là một loại đất tương đối đặc biệt về vị trí, khu vực và cả những quy định riêng biệt khi sử dụng loại đất này.

Đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không?
Đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không?

Đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không?

Căn cứ Điều 61 Luật đất đai 2013 thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh như sau:

Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau đây:

1. Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;

2. Xây dựng căn cứ quân sự;

3. Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;

4. Xây dựng ga, cảng quân sự;

5. Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

6. Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;

7. Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

8. Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;

9. Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;

10. Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

Theo Khoản 1 Điều 50 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về người sử dụng đất quốc phòng, an ninh được quy định như sau:

1. Người sử dụng đất quốc phòng, an ninh được quy định như sau:

a) Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là người sử dụng đất đối với đất cho các đơn vị đóng quân trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này; đất làm căn cứ quân sự; đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; đất thuộc các khu vực mà Chính phủ giao nhiệm vụ riêng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, bảo vệ và sử dụng;

b) Các đơn vị trực tiếp sử dụng đất là người sử dụng đất đối với đất làm ga, cảng quân sự; đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; đất làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trại giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;

c) Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an phường, thị trấn; đồn biên phòng là người sử dụng đất đối với đất xây dựng trụ sở.

Theo đó, một trong những mục đích sử dụng đất quốc phòng là xây dựng nhà ở công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có lực lượng về quốc phòng. Đất quốc phòng cũng được xây dựng nhà ở nhưng nhà ở được xây dựng là nhà ở công vụ. Nhà ở này được cơ quan, đơn vị quốc phòng cấp cho cán bộ công nhân viên…của mình theo quy định pháp luật. Vậy nên, nếu mục đích sử dụng là đất quốc phòng thì có thể được xây nhà là nhà ở công vụ mà không phải là xây dựng nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân thông thường.

Trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng như thế nào?

Căn cứ Khoản 5 Điều 9 Nghị định trên quy định về trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng như sau:

a) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an gửi hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định;

b) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ đến các thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến;

c) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường;

d) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và gửi Thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

đ) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và gửi hồ sơ đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để trình phê duyệt;

e) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.

Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng?

– Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng bao gồm:

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thuộc địa bàn quản lý hành chính của địa phương.
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh không còn nhu cầu sử dụng, sử dụng không đúng mục đích để bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng.
  • Đối với những khu vực nằm trong quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng; an ninh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đến khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhưng không được làm biến dạng địa hình tự nhiên.

Quy chế quản lý sử dụng đất quốc phòng năm 2022

Quy chế quản lý sử dụng đất quốc phòng năm 2022 được quy định như sau:

– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh

  • Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau đây:

+ Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;

+ Xây dựng căn cứ quân sự;

+ Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;

+ Xây dựng ga, cảng quân sự;

+ Xây dựng công trình công nghiệp, khoa họ;c và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

+ Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;

+ Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

+ Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện; bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;

+ Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;

+ Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

– Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng

  • Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm:

+ Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;

+ Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội; quốc phòng, an ninh của quốc gia và quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế – xã hội;

+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội;

+ Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai; và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh kỳ trước;

+ Nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, an ninh;

+ Định mức sử dụng đất;

+ Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.

  • Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm:

+ Định hướng sử dụng đất quốc phòng, an ninh;

+ Xác định nhu cầu sử dụng đất quốc phòng; an ninh trong kỳ quy hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia;

+ Xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng; an ninh để giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế – xã hội;

+ Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh.

  • Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm:

+ Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh;

+ Nhu cầu sử dụng đất 05 năm quốc phòng, an ninh;

+ Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh kỳ trước;

+ Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh.

  • Nội dung kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm:

+ Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh kỳ trước;

+ Xác định khu vực, diện tích đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh trong kỳ kế hoạch 05 năm; và cụ thể đến từng năm;

+ Xác định cụ thể vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh bàn giao lại cho địa phương quản lý trong kỳ kế hoạch 05 năm;

+ Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh.

– Bàn giao đất đang quản lí cho địa phương

  • Các diện tích đất đã bố trí cho hộ gia đình cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị vũ trang, nhân dân sử dụng làm nhà ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Thì người sử dụng đất sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về việc đóng các loại thuế hay các nghĩa vụ khác có liên quan.
  • Đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Mà do các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh đang sử dụng. Thì phải chuyển sang hình thức thuê đất theo phương án sản xuất, kinh doanh đã được Bộ quốc phòng hoặc Bộ công an phê duyệt.
  • Đối với diện tích đất không thuộc trường hợp đã bố trí cho hộ gia đình cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng làm nhà ở. Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Và đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Do các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh đang sử dụng. Thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất để giao. Hoặc cho thuê sử dụng theo quy định của pháp luật.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết dứt điểm diện tích đất đang có tranh chấp để xác định người sử dụng đất.

– Một số lưu ý về đất quốc phòng:

  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh phải được sử dụng đúng mục đích đã được xác định. Đối với diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích; thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho đơn vị sử dụng đất để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích; sau 12 tháng kể từ ngày được thông báo, nếu đơn vị sử dụng đất không khắc phục để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi để giao cho người khác sử dụng.
  • Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trong nội bộ đất quốc phòng, an ninh theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh đã được phê duyệt; thì đơn vị sử dụng đất phải xin chuyển mục đích sử dụng đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
  • Đất do các đơn vị vũ trang nhân dân đang quản lý, sử dụng nhưng không thuộc quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh đã được phê duyệt; thì phải bàn giao cho địa phương quản lý; và xử lý như sau:

+ Đối với diện tích đất đã bố trí cho hộ gia đình cán bộ, chiến sỹ thuộc đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng làm nhà ở phù hợp với quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt thì người sử dụng đất ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở; và tài sản khác gắn liền với đất; và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

+ Đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp do các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh đang sử dụng; thì phải chuyển sang hình thức thuê đất theo phương án sản xuất, kinh doanh đã được Bộ Quốc phòng; hoặc Bộ Công an phê duyệt;

+ Đối với diện tích đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a; và Điểm b Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất để giao, cho thuê sử dụng theo quy định của pháp luật.

Đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không?
Đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không?
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết dứt điểm diện tích đất đang có tranh chấp để xác định người sử dụng đất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không?“. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Đặc điểm về đất quốc phòng hiện nay thế nào?

Đất quốc phòng có một số đặc điểm sau đây:
+ Đất quốc phòng được sử dụng để xây dựng các cảng quân sự, các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh. Hoặc xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân. Hoặc làm bãi thử vũ khí, thao trường, trường bắn,…;
+ Người sử dụng đất quốc phòng là những đơn vị trực tiếp sử dụng đất làm cảng quân sự, thao trường, bãi thử vũ khí.

 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có được quản lý đất quốc phòng không?

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thuộc địa bàn quản lý hành chính của địa phương.

Sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế là gì?

– Các doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa thuê đất quốc phòng để làm trụ sở hoặc sử dụng vào hoạt động kinh tế.
– Các đơn vị và doanh nghiệp sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế theo phương thức tự đầu tư và triển khai thực hiện các ngành nghề sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng của từng đơn vị và doanh nghiệp. Chủ đầu tư phải là các đơn vị quân đội và doanh nghiệp quân đội