Đất nằm trong chỉ giới quy hoạch giao thông xử lý thế nào?

10/10/2023 | 15:20 886 lượt xem Thủy Thanh

Việc xây dựng các tuyến đường Giao thông là nhiệm vụ quan trọng của nước ta, đây là tiền đề cho sự phát triển đất nước cũng như để có một nền kinh tế ổn định và lâu dài. Đối với mỗi công trình giao thông thì sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập quy hoạch và kế hoạch cụ thể để xây dựng. Sau đây mời bạn hãy cùng tìm hiểu về vấn đề “Đất nằm trong chỉ giới quy hoạch giao thông” qua bài viết dưới đây của Tư vấn Luật đất đai dưới đây nhé.

Chỉ giới quy hoạch giao thông là gì?

Khi xây dựng các tuyến đường giao thông thì sẽ có các kế hoạch sử dụng đất được đưa ra, trong phần kế hoạch này sẽ bao gồm diện tích đất mà Nhà nước sẽ sử dụng để xây dựng các tuyến đường. Để xác định diện tích đất này thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xác định bằng chỉ giới quy hoạch giao thông.

Chỉ giới quy hoạch giao thông là đường xác định ranh giới khu vực đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phân bổ, sắp xếp với mục đích xây dựng các tuyến đường giao thông trong một khoảng thời gian trung hạn, dài hạn. Quy hoạch giao thông sẽ có thời hạn nhất định nếu quá thời hạn mà không tiến hành thì chỉ giới thông sẽ bị vô hiệu.

Căn cứ vào Điều 43 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, phạm vi đất dành cho đường bộ có hai phần: phần đất của đường bộ và phần đất còn lại dành cho hành lang an toàn đường bộ.

Để phân định ranh giới giữa phần đất của đường bộ được sử dụng để xây dựng các tuyền đường giao thông, nhà làm luật sử dụng thuật ngữ chỉ giới quy hoạch giao thông. Chỉ giới quy hoạch giao thông sẽ được thay đổi, điều chỉnh phụ thuộc vào quy hoạch sử dụng đất được Nhà nước phê duyệt thông qua với những thời hạn khác nhau. Trường hợp quy hoạch quá hạn theo quy định pháp luật mà không được thực hiện thì chỉ giới giao thông này cũng vô hiệu theo.

Để đảm bảo quy hoạch xây dựng của các công trình mặt đường, khi đường giao thông được xây dựng sẽ có chỉ giới đường đỏ. Chỉ giới đường đỏ được xác định là đường ranh giới được thể hiện trong bản đồ quy hoạch và đối chiếu thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất để xây dựng công trình với phần đất được dành cho đường giao thông hoặc những công trình kỹ thuật hạ tầng hay không gian công cộng khác.

Chỉ giới đường đỏ đo bằng mét, được tính từ trung tâm của đường (tim đường) sang 2 bên. Phần cọc để xác định chỉ giới đường đỏ sẽ được cắm 2 bên đường để cảnh báo người dân không được phép xây dựng các công trình kiên cố trong phạm vi này. Ngoài ra, khi xây dựng các công trình gần những khu vực này phải tuân thủ quy định chiều cao tối thiểu và tối đa của công trình cũng sẽ phụ theo chỉ giới đường đỏ, được quy định đồng bộ theo từng khu dân cư.

Hầu hết đối với các thửa đất mặt đường hoặc có đường giao thông đi qua thì trước khi mua hoặc xây dựng công trình phải xác định chỉ giới đường đỏ để xác định phần đất được phép xây dựng và phần đất có nguy cơ bị thu hồi, giải tỏa.

Đất nằm trong chỉ giới quy hoạch giao thông

Việc thực hiện quy hoạch đường giao thông mang lại nhiều lợi ích cho người dân và đất nước, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng một phần trực tiếp đến các hộ dân có đất được trưng dụng làm đường và còn lại phần đất tại mặt đường, khi đó một vấn đề được người dân quan tâm đó chính là đất của họ có nằm trong chỉ giới quy hoạch giao thông hay không.

Căn cứ điều 43 Luật Giao thông đường bộ, phần đất nằm trong chỉ giới được quy định như sau:

“Điều 43. Phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.

2. Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.

3. Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.

4. Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ.

Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, trong phạm vi đất dành cho đường bộ không được xây dựng các khu công trình khác ngoại trừ một số ít khu công trình thiết yếu không hề sắp xếp ngoài khoanh vùng phạm vi đó. Các công trình này phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm khu công trình phục vụ cho quốc phòng, bảo mật an ninh, khu công trình quản trị, khai thác đường đi bộ, khu công trình viễn thông, điện lực hay đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.

Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, người sử dụng đất có thể tạm thời sử dụng vào mục tiêu nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến vấn đề an toàn của khu công trình và đảm đảm an toàn giao thông đường đi bộ. Khi đặt biển quảng cáo tại khu vực này, cần có văn bản đồng ý chấp thuận của cơ quan quản trị đường đi bộ có thẩm quyền.

Đất nằm trong chỉ giới quy hoạch giao thông

Xây dựng nhà ở phải cách chỉ giới giao thông bao nhiêu?

Việc Nhà ở được xây dụng gần các tuyến đường giao thông sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và khả năng xảy ra các tai nạn không mong muốn cao hơn, vậy nên để đảm bảo khoảng cách an toàn khi xây dựng nhà ở gần đường giao thông thì các quy định về khoảng cách giữa chỉ giới giao thông và nhà ở đã được đưa ra.

Căn cứ quy định của Luật Xây dựng 2014, khi thi công nhà ở, phụ thuộc vào độ cao của ngôi nhà mà khoảng cách với chỉ giới giao thông được quy định như sau:

– Tuyến đường lộ giới dưới 19 mét:

+ Công trình xây dựng có độ cao từ 19-22 mét, thì phải cách lộ giới 3 mét

+ Công trình có xây dựng có độ cao từ 22-25 mét, cách 4 mét

+ Công trình có độ cao từ 28 mét trở lên thì phải lùi vào 6 mét

– Tuyến đường lộ giới từ 19 đến 22 mét:

+ Công trình xây dựng nào cao từ 22-25 mét sẽ cách mốc lộ giới 3 mét

+ Công trình xây dựng nào cao từ 28 mét thì phải cách mốc lộ giới 6 mét

– Tuyến đường lộ giới từ 22 mét trở lên:

Những công trình xây dựng từ 28 mét trở lên buộc phải cách mốc lộ giới 6 mét.

Hiện nay, hành vi xây dựng vi phạm chỉ giới xảy ra rất nhiều. Nguyên nhân một phần xuất phát từ việc thiếu hiểu biết pháp luật, một phần xuất phát từ ý thức trách nhiệm của chủ đầu tư. Mặc dù họ biết hành vi vi phạm nhưng muốn mở thêm diện tích đất sử dụng nên đã cố tình xây dựng, thi công công trình vượt quá chỉ giới.  Việc này nếu bị các cơ quan chức năng hoặc các bên thanh tra thẩm định phát triển phát hiện sẽ để lại hậu quả rất lớn.

Căn cứ vào khoản 9 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định vi phạm về trật trự xây dựng  xử phạt đối với hành vi xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt như sau:

– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng;

– Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng.

Như vậy, nếu như xây dựng nhà ở vượt quá chỉ giới xây dựng thì sẽ không đúng với quy hoạch xây dựng. Do đó, sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về trật tự xây dựng theo quy định nêu trên. Vì vậy, trước khi tiến hành thi công công trình, chủ đầu tư cần thực hiện thủ tục xin chỉ giới đường đỏ để xác định phần diện tích được phép xây dựng đúng quy định để tránh các hậu quả bị xử phạt.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Đất nằm trong chỉ giới quy hoạch giao thông” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ… vui lòng liên hệ Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Khi chỉ giới xây dựng lùi vào so với chỉ giới đường đỏ, các chi tiết kiến trúc của công trình phải tuân thủ nguyên tắc gì?

Đối với trường hợp chỉ giới xây dựng lùi vào so với chỉ giới đường đỏ, các chi tiết kiến trúc của công trình phải tuân thủ những nguyên tắc sau: 
– Không một bộ phận, chi tiết công trình được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
– Đảm bảo tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố hoặc từng đoạn phố.
– Đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy và hoạt động của phương tiện chữa cháy.

Khoảng lùi của công trình  được xác định là bao nhiêu?

Khoảng lùi là khoảng không gian giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, được quy định cụ thể tại Thông tư số 01/2021/TT-BXD ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng. Khoảng lùi tối thiều của các công trình xây dựng được xác định dựa trên bề rộng đường (giới hạn bởi các chỉ giới đường đỏ) và chiều cao xây dựng công trình.
Trong trường hợp bề rộng đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình bé hơn 19m thì khoảng lùi tối thiểu được xác định như sau:
– Đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình có bề rộng bé hơn 19m, công trình xây dựng dự định xây cao dưới 19m thì khoảng lùi tối thiểu là 0m.
– Đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình có bề rộng bé hơn 19m, công trình xây dựng dự định xây cao từ 19m đến dưới 22m thì khoảng lùi tối thiểu là 03m.
– Đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình có bề rộng bé hơn 19m, công trình xây dựng dự định xây cao từ 22m đến dưới 28m thì khoảng lùi tối thiểu là 04m.
– Đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình có bề rộng bé hơn 19m, công trình xây dựng dự định xây cao từ 28m trở lên thì khoảng lùi tối thiểu là 06m.
Trường hợp đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình có bề rộng từ 19m đến dưới 22m thì khoảng lùi tối thiểu được xác định như sau:
– Đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình có bề rộng từ 19m đến dưới 22m, công trình xây dựng dự định xây cao từ 22m đến dưới 28m thì khoảng lùi tối thiểu là 03m.
– Đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình có bề rộng từ 19m đến dưới 22m, công trình xây dựng dự định xây cao từ 28m trở lên thì khoảng lùi tối thiểu là 06m.
Còn đối với trường hợp đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình có bề rộng từ 22m trở lên thì khoảng lùi tối thiểu được xác định: 
– Đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình có bề rộng từ 22m trở lên, chiều cao công trình xây dựng dự định xây cao từ 28m trở lên thì khoảng lùi tối thiểu là 06m.
Lưu ý rằng, đối với tổ hợp công trình có phần đế công trình và phần tháp cao phía trên thì quy định về khoảng lùi công trình được áp dụng riêng cho phần đế công trình còn phần tháp cao phía trên thì theo chiều cao tương ứng của mỗi phần.