Đất không có đường đi có lên thổ cư được không?

11/10/2022 | 14:00 150 lượt xem Hương Giang

Trong một số trường hợp, vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà đất của người dân không có đường đi. Vậy trường hợp Đất không có đường đi có lên thổ cư được không? Đất không có đường đi lên thổ cư phải làm gì? Thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất không có đường đi lên thổ cư như thế nào? Chi phí chuyển mục đích sử dụng đất không có đường đi lên thổ cư là bao nhiêu? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Đất không có đường đi là gì?

Đất không có đường đi là phần diện tích đất bị vây bọc xung quanh bởi các bất động sản khác. Vì vậy, người sống trong những mảnh đất đó sẽ không có lối đi ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Lối đi chính là phần diện tích làm đường giữa 2 hoặc nhiều nhà với nhau để tạo thuận cho cuộc sống sinh hoạt, đi lại của những người sống trong khu vực đó.

Đất thổ cư là cách gọi của nhiều người về đất ở, đất này có thể là đất ở tại nông thôn hoặc đất ở tại thành thị. Do một số yếu tố như giá trị của đất thổ cư, nhu cầu sử dụng khi dân số tăng lên nhanh, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nhu cầu chuyển các loại đất khác thành đất thổ cư cũng gia tăng. Vậy đất không có đường đi có lên thổ cư được không? Cùng tìm hiểu trong mục tiếp theo của bài viết nhé!

Đất không có đường đi có lên thổ cư được không?

Điều 52 Luật Đất đai năm 2013 quy định về căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Như vậy, luật không quy định cụ thể về điều kiện để được chuyển mục đích sử dụng đất mà sẽ tùy vào thời điểm thực tế, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được phê duyệt mà cơ quan có thẩm quyền quyết định cho hoặc không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang thổ cư. Đất không có đường đi không thuộc trường hợp không được lên đất thổ cư, nói cách khác, đất không có đường đi vẫn được lên đất thổ cư. Thực tế, tình trạng đất thổ cư không có đường đi cũng khá quen thuộc ở các khu vực có dân cư đông đúc, các ngôi nhà được xây dựng sát nhau. 

Đất không có đường đi có lên thổ cư được không
Đất không có đường đi có lên thổ cư được không

Đất không có đường đi lên thổ cư phải làm gì?

Bộ luật Dân sự đã quy định tại Điều 254 về quyền về lối đi qua như sau:

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.Điều này có nghĩa là, nếu thửa đất của bạn không có lối đi do bị vây bọc bởi đất của các hộ gia đình khác thì bạn có quyền yêu cầu chủ thửa đất vây bọc thửa đất của bạn mở lối đi cho bạn.

Bạn cần đặt vấn đề, thương lượng để mua lại hoặc chừa một phần đất của bất động sản vây bọc nhằm làm đường. Để thỏa thuận được, bạn cần thương lượng về vấn đề mở đường và đền bù hoặc giá mua lại đoạn đường đó.

Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, miễn thuận tiện cho việc đi lại và các bên liên quan, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống và các quyền lợi của các bên đến mức tối đa.

Nếu không thể thỏa thuận được, bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trước đó, bạn nên nộp đơn yêu cầu hòa giải lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Cơ quan này sẽ cử người phân tích quyền và nghĩa vụ cho các bên, động viên, hòa giải người có thửa đất vây quanh mở đường cho bạn. Đây là cách tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho bạn nhất.

Bạn cần lưu ý rằng, sau khi đã thỏa thuận xong việc mở đường cho thửa đất, bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai để tránh xảy ra tranh chấp sau này.

Thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất không có đường đi lên thổ cư như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất

Người sử dụng đất chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đến Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất để được giải quyết theo thẩm quyền.

Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ (dựa vào căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất), nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo và hướng dẫn người sử dụng đất bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Nộp tiền sử dụng đất theo Thông báo nộp tiền sử dụng đất

Bước 4: Nhận kết quả

Người sử dụng đất nhận quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi đã nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Thời hạn giải quyết cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất) hoặc không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế  –  xã hội khó khăn.

Chi phí chuyển mục đích sử dụng đất không có đường đi lên thổ cư là bao nhiêu?

Khi thực hiện thủ tục chuyển sang đất thổ cư bạn cần phải nộp các khoản phí bao gồm: tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạn, lệ phí cấp giấy chứng nhận, phí thẩm định hồ sơ.

– Tiền sử dụng đất

+ Trong trường hợp chuyển từ đất vườn, ao sang đất thổ cư:

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về tiền sử dụng đất theo đó:

Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

+ Chuyển từ đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở.

Tiền sử dụng đất phải nộp = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp).

– Lệ phí trước bạ:

Lệ phí trước bạ = (Giá đất tại bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%

– Về lệ phí cấp Giấy chứng nhận: thông thường mỗi khu vực sẽ có mỗi mức thu khác nhau nhưng hầu hết đều có mức thu dưới 100.000 đồng/giấy/lần cấp.

– Phí thẩm định hồ sơ:

Phí thẩm định hồ sơ ở mỗi khu vực khác nhau sẽ được quy định khác nhau và được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.

Như vậy, trên đây là thủ tục chuyển sang đất thổ cư mà bạn có thể tham khảo và thực hiện.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Đất không có đường đi có lên thổ cư được không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; chia đất khi ly hôn… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất?

Thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thuộc về cơ quan sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.

Đất không có đường đi có sang tên được không?

Theo quy định, đất không có đường đi vẫn có thể chuyển nhượng nếu đáp ứng các điều kiện chuyển nhượng theo quy định.

Đất thổ cư không có đường đi phải làm thế nào?

Theo quy định trên, Quý vị nếu đang có đất thổ cư không có đường đi có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ, đồng thời phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên.