Đất dưới đường điện cao thế có được cấp sổ đỏ không?

01/11/2023 | 17:11 1839 lượt xem Gia Vượng

Đất ở dưới đường điện cao thế là một tài sản đặc biệt và khá phổ biến trong nhiều khu vực. Tuy nhiên, người sử dụng đất này thường phải đối mặt với các hạn chế đối với quyền sở hữu của họ. Một trong những yếu tố quan trọng mà họ cần xem xét là quy định về đảm bảo hành lang bảo vệ an toàn đường dây tải điện. Có nhiều thắc mắc rằng đất dưới đường điện cao thế có được cấp sổ đỏ hay không?

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Có nên mua đất ở dưới đường điện cao thế hay không?

Hành lang bảo vệ đường dây tải điện là một khu vực quan trọng được quy định để đảm bảo an toàn trong trường hợp sự cố hoặc bảo dưỡng của hệ thống điện. Điều này đòi hỏi người sử dụng đất phải tuân thủ các quy tắc về khoảng cách an toàn giữa cấu trúc xây dựng và đường dây điện. Họ cần đảm bảo rằng không có sự can thiệp hoặc chặn trở vào hành lang này để đảm bảo an toàn cho mọi người và nguồn cung cấp điện.

Căn cứ quy định của pháp luật đất đai, pháp luật về điện lực, chúng tôi gửi tới bạn một số thông tin về loại đất ở dưới đường điện cao thế như sau:

  • Đất ở nằm dưới đường dây tải điện 500kV cũng có những đặc điểm pháp lý tương tự như những loại đất ở khác như có thời hạn sử dụng là lâu dài, hình thức sử dụng là chung hoặc riêng,…;
  • Trước khi mua đất ở dưới đường điện cao thế cần chú ý đến quy định về hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không (khoảng cách an toàn được tính từ đường dây tải điện đến các công trình xung quanh, phía dưới đường dây tải điện);
    • Đây cũng chính là khoảng cách mà phía trong khoảng cách này sẽ bị cấm thực hiện một số quyền của người sử dụng đất ở như xây dựng công trình trên đất, hoặc chiều cao, chiều rộng của công trình bị hạn chế nếu xây dựng…;
    • Đối với đường dây tải điện 500kV thì quy định về hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không này được quy định tại Điều 11 Nghị định 14/2014/NĐ-CP như sau:
Các khoảng cách an toàn cần tuân thủKhoảng cách an toàn (đơn vị tính: m)
Chiều rộng hành lang: Được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh7
Chiều cao hành lang: Được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng6
Chiều dài hành lang: Được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp
  • Người sử dụng đất dưới đường điện 500kV cũng có thể bị di dời hoặc có thể ở lại tiếp tục sinh sống nếu có văn bản đề nghị gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện và được chấp thuận theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP:

14. Điều 20 được sửa đổi như sau:

“Điều 20. Bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp

1. Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân nằm ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và thuộc khu vực có cường độ điện trường lớn hơn quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP thì chủ sở hữu nhà ở, công trình được bồi thường, hỗ trợ để di dời như đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt nằm trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp phải giải tỏa theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

2. Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân nằm ngoài hành lang bảo vệ an toàn và giữa hai đường dây dẫn điện trên không điện áp 500 kV, có khoảng cách theo phương nằm ngang giữa hai dây dẫn pha ngoài cùng gần nhất của hai đường dây nhỏ hơn hoặc bằng 60 mét thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được lựa chọn một trong hai hình thức xử lý sau:

Đất dưới đường điện cao thế có được cấp sổ đỏ hay không?

a) Được bồi thường, hỗ trợ để di dời như như đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt nằm trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp phải giải tỏa theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

b) Nếu không có nhu cầu di dời thì phải có văn bản đề nghị được ở lại gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền để đầu tư xây dựng đường dây 500 kV xây dựng sau và được bồi thường đất, nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt theo quy định tại điểm a khoản 12 Điều 1 Nghị định này.”

Như vậy, một số vấn đề pháp lý cơ bản về đất ở dưới đường điện cao thế 500kV

Đất dưới đường điện cao thế có được cấp sổ đỏ hay không?

Đất ở dưới đường điện cao thế có thể mang lại sự tiện ích và giá trị cho người sử dụng, nhưng cũng đồng nghĩa với việc phải tuân theo các quy định và hạn chế đối với quyền sở hữu của họ. Việc hiểu rõ và tuân thủ các quy tắc liên quan đến an toàn và di dời nơi ở là quan trọng để đảm bảo cuộc sống và tài sản của họ được bảo vệ.

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 56 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Luật Đất đai 2013, đất dưới đường điện cao thế vẫn có thể được cấp sổ đỏ.

Để được cấp sổ đỏ thì diện tích đất ở dưới đường điện cao thế (không phân biệt nằm trong hành lang hay nằm ngoài hành lang) phải thỏa mãn toàn bộ các điều kiện:

  • Không có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất
  • Đáp ứng các điều kiện cấp sổ đỏ cho đất theo quy định: Ví dụ phù hợp quy hoạch sử dụng đất, không có tranh chấp,…;
  • Hoàn thành nghĩa vụ tài chính (nếu có) khi được cấp giấy chứng nhận;

Lưu ý, nếu được cấp giấy chứng nhận, thì theo Thông tư 23/2014/TT-BTNMT tại phần sơ đồ thửa đất (trang 3 của giấy chứng nhận) và phần ghi chú (trang 2 của giấy chứng nhận) có thể hiện thông tin về hành lang an toàn lưới điện như sau:

  • Hành lang an toàn lưới điện (nếu có) sẽ được thể hiện bằng đường nét 3 chấm xen kẽ nét đứt và mũi tên chỉ hướng phạm vi hành lang an toàn;
  • Ghi thông tin tại phần ghi chú: “Thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình… (ghi tên của công trình có hành lang bảo vệ)”; hoặc ghi “Thửa đất có… m2 đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình…” đối với trường hợp một phần thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình.

Như vậy, đất ở dưới đường điện cao thế vẫn có thể được cấp giấy chứng nhận, không phân biệt nằm trong hay nằm ngoài hành lang an toàn bảo vệ đường dây tải điện.

Để được cấp giấy chứng nhận, thửa đất cũng phải đảm bảo các điều kiện cấp sổ đỏ và không thuộc trường hợp có quyết định thu hồi hoặc thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Đất dưới đường điện cao thế có được cấp sổ đỏ hay không?” đã được Tư vấn luất đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về Mức bồi thường thu hồi đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Cột điện, đường điện cao thế thường xuất hiện ở đâu?

Cột điện lộ thiên: Hệ thống điện ở nhiều nơi trên Việt Nam còn là hệ thống điện lộ thiên. Và trong thiết kế cảnh quan đô thị, các kỹ sư sẽ tránh việc để trụ điện trước nhà. Nếu để ý, ta sẽ thấy các trụ điện luôn nằm ở trên đường giao nhau, điểm chung giữa hai căn nhà.
Ở nước ta hiện có nhiều các tuyến đường dây cao thế với độ dài khoảng trên 18 nghìn km, và tuyến đường điện cao thế 500kV Bắc – Nam đi qua khá nhiều khu dân cư đông đúc. Các đường dây bao gồm: 110kV, 220kV và 500kV… đi qua các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Nam, Hà Tĩnh,… Tuy nhiên, những đường điện cao thế thường nằm cách xa khu dân cư. Còn những đường dây dẫn điện vào nhà là những đường điện hạ thế

Nhận biết đường điện cao thế bằng cách nào?

Dễ nhận biết nhất đối với đường điện cao thế là quan sát chuỗi sứ, thông thường được nhận biết như sau:
Với điện áp 500kV khoảng 24 bát/ chuỗi;
Với điện áp 220kV từ (12-14) bát/ chuỗi;
Với điện áp 110kV từ (6-9) bát/ chuỗi;
Với điện áp 35kV từ (3 – 4) bát/ chuỗi, có thể dùng sứ đứng
Các cấp điện áp nhỏ hơn <35kV còn lại hầu như sử dụng sứ đứng.