Vì sao nguyên tắc sở hữu đất đai là nguyên tắc quan trọng nhất?

21/04/2023 | 09:24 130 lượt xem Trang Quỳnh

Qua các thời kì xây dựng luật đất đai hay quá trình xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta quy xác lập chế độ sở hữu đất đai với những chủ trương, chính sách đã phù hợp với từng gia đoạn. Từ năm 1980 đến nay, pháp luật quy định hình thức sở hữu về đất đai là sở hữu toàn dân, quy định về chế độ này được xác lập từ Hiến Pháp năm 1980, qua các thời kỳ kinh tế và tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992 đến thời kỳ kinh tế thị trường định hướng XHCN. Vậy để lý giải vì sao nguyên tắc sở hữu đất đai là nguyên tắc quan trọng nhất? Mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai để nắm được quy định này.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Quy định về nguyên tắc sử dụng đất hiện nay như thế nào?

Điều 6 Luật Đất đai năm 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Phân tích nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân

Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý được ghi nhận tại Điều 53, 54 Hiến pháp 2013. như sau:

Điều 53. 

Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. 

Điều 54. 

1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.

3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.

4. Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.”

Vì sao nguyên tắc sở hữu đất đai là nguyên tắc quan trọng nhất?

 Điều 4 Luật đất đai năm 2013 khẳng định quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là người đại diện và thống nhất quản lý ghi nhận nội dung của nguyên tắc được thể hiện:

“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”

Đất đai là một bộ phận quan trọng của lãnh thổ quốc gia Việt Nam, được hình thành, tồn tại và phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã bỏ ra biết bao công sức khai phá, cải tạo đất, cũng như xương máu để gìn giữ từng tấc đất của quốc gia.

Vì vậy, đất đai là thành quả của sự nghiệp giữ nước và dựng nước lâu dài của cả dân tộc, không thể để cho một số người nào đó có quyền độc chiếm sở hữu nên đất đai phải thuộc sở hữu chung của toàn dân, không thể thuộc về bất cứ một cá nhân, tổ chức nào. Sở hữu toàn dân tạo điều kiện để những người lao động có điều kiện tiếp cận đất đai để tạo ra của cải và tạo ra cuộc sống ngày càng tốt hơn cho đời sống nhân dân nói chung riêng cũng như ổn định tình hình kinh tế-xã hội nói chung.

Vì sao nguyên tắc sở hữu đất đai là nguyên tắc quan trọng nhất?

– Thứ nhất, xuất phát từ lập trường “Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”, thì nhân dân phải là chủ sở hữu đối với đất đai. Đất đai là thành quả của sự nghiệp giữ nước và dựng nước lâu dài của cả dân tộc, không thể để cho một số người nào đó có quyền độc chiếm sở hữu. Đất đai của quốc gia, dân tộc phải thuộc sở hữu chung của toàn dân và được sử dụng phục vụ cho mục đích chung của toàn dân tộc, của nhân dân.

– Thứ hai, sở hữu toàn dân tạo điều kiện để những người lao động có điều kiện tiếp cận đất đai tự do. Xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng coi trọng lao động, rằng lao động tạo ra xã hội loài người, tạo ra của cải và tạo ra cuộc sống ngày càng tốt hơn cho con người theo nghĩa nhân văn. Chính vì thế lao động là vinh quang, ai không lao động mà sử dụng của cải một cách bất hợp pháp do người khác làm ra là phi đạo đức.

– Thứ ba, sở hữu toàn dân về đất đai ít ra cũng cho ta cơ chế để người lao động có quyền hưởng lợi ích từ đất đai một cách có lợi hơn, công bằng hơn và bình đẳng hơn. Bởi vì sở hữu toàn dân là sở hữu chung của người Việt Nam, hiểu theo nghĩa người Việt Nam là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cộng đồng gần 90 triệu người dân Việt Nam phải là những chủ nhân của đất đai trên lãnh thổ Việt Nam.

– Thứ tư, sở hữu toàn dân không phải là sở hữu nhà nước về đất đai. Sở hữu toàn dân về đất đai là sở hữu chung của toàn dân, nhưng có sự phân chia việc thực hành quyền sở hữu giữa người sử dụng đất và Nhà nước. Bản chất của cơ chế đó là phân chia một cách hợp lý các quyền của chủ sở hữu đất đai giữa người dân và Nhà nước, cũng như giữa các cơ quan nhà nước các cấp.

– Thứ năm, sở hữu toàn dân về đất đai đem lại nhiều lợi ích phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam. Chế độ sở hữu toàn dân còn đem lại nhiều lợi ích phù hợp với đặc thù của nước ta. Chế độ sở hữu toàn dân nhấn mạnh quyền của người dân trong sử dụng quyền của mình để cùng nhau giải quyết các vấn đề bất đồng trong sử dụng và phân chia lợi ích từ đất. Bởi vì, với chế độ pháp quyền xã hội chủ nghĩa, người dân có quyền cùng nhau xây dựng Hiến pháp quy định về cung cách sống chung và quyền hạn của Nhà nước trong xã hội. Với việc quy định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong Hiếp pháp, khi đa số công dân bị bất lợi trong phân chia lợi ích từ đất đai, họ có thể yêu cầu Nhà nước sửa Luật Đất đai phục vụ mục đích chung của công dân, sửa chữa những mất công bằng trong phân phối lợi ích từ đất đai do cơ chế thị trường đem lại. Nếu Hiến pháp tuyên bố sở hữu tư nhân về đất đai thì nhân danh quyền chủ sở hữu, bộ phận nhỏ dân cư sở hữu nhiều đất đai sẽ không cho phép đa số còn lại thay đổi chế độ phân phối lợi ích từ đất đai.

– Thứ bảy, nếu chúng ta thừa nhận sở hữu tư nhân đất đai và cho phép người nước ngoài thỏa thuận mua bán đất với tư nhân, thì nguy cơ mất nước từ hệ lụy của nền kinh tế thị trường sẽ thành hiện thực và thành quả đấu tranh kiên cường để giành độc lập của dân tộc ta sẽ có nguy cơ bị triệt tiêu bởi thế lực của đồng tiền.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Vì sao nguyên tắc sở hữu đất đai là nguyên tắc quan trọng nhất?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về mẫu đơn xin tách sổ đỏ cho con. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Trách nhiệm quản lý của nhà nước về đất đai như thế nào?

Theo quy định tại Điều 23 Luật Đất đai 2013 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai như sau:
– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai.
– Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này.

Quy định về cơ quan quản lý đất đai như thế nào?

Theo quy định tại Điều 24 Luật Đất đai 2013 quy định về cơ quan quản lý đất đai như sau:
– Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.
– Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người dân như thế nào?

Theo quy định tại Điều 17 Luật Đất đai 2013 quy định của Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất như sau:
Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua các hình thức sau đây:
– Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất;
– Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
– Công nhận quyền sử dụng đất.