Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình như thế nào?

05/09/2023 | 10:30 167 lượt xem Vân Anh

Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình thực hiện hoạt động xây dựng, bao gồm xây dựng mới, bảo trì, thiết kế công trình xây dựng. Cụ thể, thiết kế xây dựng là một trong những hoạt động xây dựng diễn ra trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Vậy pháp luật hiện hành quy định về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình như thế nào Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau của Tư vấn luật đất đai nhé!

Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình

Hiện tại, mỗi dự án sẽ lập hồ sơ thiết kế xây dựng, bao gồm hướng dẫn thiết kế, tính toán, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng có liên quan, dự toán xây dựng công trình, chỉ tiêu, hướng dẫn kỹ thuật và quy trình bảo trì công trình (nếu có).

Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng

Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng được quy định như sau:

  • Hồ sơ thiết kế xây dựng được lập cho từng công trình bao gồm: thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và quy trình bảo trì công trình xây dựng (nếu có);
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế xây dựng phải xác nhận vào hồ sơ và đóng dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng là tổ chức;
  • Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế xây dựng, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ theo khuôn khổ thống nhất, được lập danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài;
  • Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quy cách, nội dung hồ sơ thiết kế xây dựng tương ứng với từng bước thiết kế xây dựng.

Chỉ dẫn kỹ thuật được quy định như sau:

  • Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chỉ dẫn kỹ thuật do nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác được chủ đầu tư thuê lập. Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng, làm cơ sở để quản lý thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình;
  • Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng;
  • Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác thực hiện lập riêng chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II. Đối với các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng.

Hồ sơ thiết kế xây dựng là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và phải được lưu trữ theo quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và pháp luật về lưu trữ.

Quy định về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình

Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt chủ đầu tư phải thực hiện những công việc gì?

Thiết kế hồ sơ xây dựng là một trong những khâu quan trọng của quá trình xây dựng. Chỉ có thiết kế xây dựng chúng ta mới có thể chuyển sang các giai đoạn xây dựng tiếp theo. Vì vậy, Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt chủ đầu tư phải thực hiện những công việc sau:

Quản lý công tác thiết kế xây dựng

  • Nhà thầu thiết kế xây dựng chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng do mình thực hiện; việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng của cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư, người quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế xây dựng về chất lượng thiết kế xây dựng do mình thực hiện.
  • Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này phải đảm nhận những công việc thiết kế chủ yếu của công trình và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu. Nhà thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng thiết kế xây dựng trước tổng thầu và trước pháp luật đối với phần việc do mình đảm nhận.
  • Trong quá trình thiết kế xây dựng công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, nhà thầu thiết kế xây dựng có quyền đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm mô phỏng để kiểm tra, tính toán khả năng làm việc của công trình nhằm hoàn thiện thiết kế xây dựng, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn công trình.
  • Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, sự phù hợp về quy cách, số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng so với quy định của hợp đồng xây dựng và thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu thiết kế xây dựng nếu đạt yêu cầu.

Hồ sơ thiết kế kiến trúc kỹ thuật

Nội dung của hồ sơ giấy tờ thiết kế kiến trúc kỹ thuật phải phù hợp với thiết kế cơ sở được cơ quan cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, bên cạnh đó phải làm rõ những thông số kỹ thuật, vật liệu, kích thước, các tính toán cụ thể về việc kỹ thuật để sản xuất, xây dựng, lắp đặt.

– Bản vẽ gồm:

+ Sơ đồ vị trí, địa điểm khu đất xây dựng, bản đồ hiện trạng, ranh giới khu đất, thông tin quy hoạch theo quy hoạch được phê duyệt;

+ Bản vẽ tổng mặt bằng: thể hiện các hạng mục dự án đầu tư xây dựng, quy định rõ hạng mục xây mới, cải tạo, chỉnh trang trên cơ sở hiện trạng khu đất, xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, xác định các lối vào, lối ra;

Và phân luồng giao thông, các chỉ tiêu kỹ thuật về diện tích khu đất nghiên cứu, diện tích xây dựng, mật độ xây dựng, tổng diện tích sàn, hệ số sử dụng đất, diện tích các hạng mục, số tầng, hệ thống giao thông nội bộ, xác định ranh giới và định vị các công trình ngầm;

+ Các bản vẽ định vị công trình, mặt bằng các tầng, mặt đứng, mặt cắt, sơ đồ dây chuyền và tổ chức không gian;

+ Các bản vẽ minh họa: phối cảnh tổng thể, phối cảnh góc, nội ngoại thất cơ bản;

+ Các bản vẽ kích thước, thống kê các loại cửa, buồng thang; thống kê diện tích, chỉ định vật liệu, màu sắc kiến trúc mặt đứng, khu vệ sinh, ốp lát sàn, danh mục vật liệu hoàn thiện;

+ Bản vẽ công trình phụ trợ và bên ngoài nhà, hàng rào, cây xanh, sân vườn.

– Thuyết minh gồm:

+ Thể hiện rõ các tính toán lựa chọn phương án kỹ thuật, dây chuyền công nghệ, tính chất vật liệu, làm rõ các thông số mà bản vẽ không thể hiện hết và đảm bảo đủ cơ sở để lập tổng dự toán công trình và thiết kế xây dựng;

+ Các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2020/TT-BXD.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về chia thừa kế nhà đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình

nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình gồm có:
Thứ nhất, các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng.
Thứ hai, mục tiêu xây dựng công trình.
Thứ ba, địa điểm xây dựng công trình.
Thứ tư, các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình.
Cuối cùng, các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.

Hồ sơ thiết kế ngoại thất, kiến trúc cảnh quan bao gồm giấy tờ gì?

Hồ sơ thiết kế ngoại thất, kiến trúc cảnh quan:
Hồ sơ thiết kế ngoại thất, kiến trúc cảnh quan được lập riêng, không thuộc thành phần hồ sơ thiết kế xây dựng, được lập theo yêu cầu của chủ đầu tư với nhà thầu thiết kế.
Bản vẽ gồm:
Hiện trạng cảnh quan, mặt bằng, mặt đứng, bố trí ngoại thất, sân vườn;
Các chi tiết kiến trúc, loại cây xanh, bồn cây, tiểu cảnh, đồ ngoại thất, lối đi, hồ nước, chỉ định vật liệu liên quan đến thiết kế;
Chỉ định hoàn thiện trang trí ngoại thất, sân vườn, thống kê, chỉ định thông số kỹ thuật các thiết bị lắp đặt;
Các bản vẽ phối cảnh tổng thể sân vườn, chi tiết, điểm nhấn, tiểu cảnh.
Thuyết minh gồm: danh mục và thống kê vật liệu, cây xanh, các thiết bị, chỉ dẫn nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế, quy trình kỹ thuật bảo hành, bảo trì.